“Rò rỉ nước đập Thủy điện Sông Tranh 2 là do... lỗi kỹ thuật!”, ý kiến này của Ban Quản lý dự án thủy điện 3 đã bị các nhà chuyên môn kịch liệt phản đối.
|
PGS.TS Hoàng Văn Tấn, Khoa Công trình thủy, Đại học Xây dựng cho rằng, ý kiến của Ban Quản lý dự án thủy điện 3 rất “phản chuyên môn”, thiên về xoa dịu, che đậy thực tế. Sự cố kỹ thuật khiến đập bị chảy nước xối xả như vậy, nếu để lâu dài sẽ gây ra phá hủy bê tông và vỡ đập bất cứ lúc nào.
Thiếu trách nhiệm
Dù TS Bùi Trung Dung, Phó Cục trưởng cục Kiểm định chất lượng công trình xây dựng, thành viên Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước (Bộ Xây dựng) đưa ra nhận định bước đầu: “Công trình có sai sót trong thi công, thiết kế mới bị chảy nước, không thể nói nằm trong sự cho phép”, song giới chuyên môn vẫn không thực sự yên tâm. PGS.TS Hoàng Văn Tấn đồng ý với kết luận hiện nay của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, song ông cũng chỉ thêm sự thiếu trách nhiệm của nhà quản lý đập. “Với đập bê tông đầm lăn, mặt đập sau thiếu hành lang thoát nước là do lỗi thiết kế không thận trọng. Họ không tính đến lối thoát, do vậy nước sẽ tự tìm chỗ yếu nhất để thoát qua”, PGS.TS Tấn cho biết. Hiện tượng trên không chỉ có ở đập thủy điện sông Tranh 2 mà ở nhiều đầu công trình lớn, trên phạm vi cả nước. “Nếu làm nghiêm túc, chắc sẽ ít để xảy ra những câu chuyện như thế này”, PGS.TS Tấn nói.
Tiến sĩ Bùi Trung Dung khẳng định để xảy ra lỗi của đập Thủy điện Sông Tranh 2 là do “từ chủ đến tớ”. (Ảnh: Hồng Sơn)
TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, thành viên Ban tư vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cũng bất ngờ trước sự cố rò nước của đập thủy điện sông Tranh 2.
Theo TS Tuấn, trên thế giới, người ta rất ngại chuyện đập bị rò rỉ nước. Sự cố này có thể nguy hiểm cho đập. Đập nào cũng có sự rò rỉ nhất định nhưng người ta phải lái cho dòng nước này đi theo một đường chủ định nhằm không gây ảnh hưởng cho chất lượng bê tông kết cấu của đập chính. “Thế nhưng với sông Tranh 2 nước lại chảy qua thân đập chính xối xả như vậy là rất nguy hiểm”, TS Tuấn nhấn mạnh.
Phải chữa đúng “bệnh”
Nhận định về cách “sửa sai” của Ban quản lý dự án thủy điện 3 với sự cố đập thủy điện sông Tranh 2 rò rỉ nước, TS Tuấn nêu ý kiến: “Cách làm khoan bê tông, nhét hóa chất vào là rất ẩu. Điều này không thấy chắc chắn chút nào. Hiện nay chưa ai tiến hành kiểm tra xem vết nứt trong thân đập bị nứt theo kiểu nào. Phải sử dụng máy đo đạc, scan bê tông để xem vết nứt có đang bị lan rộng hay thực chất chỉ là ngấm qua khe nhiệt. Phải có nhóm chuyên môn với thiết bị khá hiện đại để đánh giá vết nứt”, ông Tuấn nói. Đồng tình quan điểm này, TS Tấn cũng khuyến cáo, cách làm bít nước chảy chỉ giống như “chữa bệnh ngoài da”.
Sáng 22/3, công nhân tiếp tục khắc phục không cho nước chảy qua thân đập bằng cách lắp đặt một đường ống nhựa to từ trên tỉnh đập xuống đất. (Ảnh: Hồng Sơn)
Đáng quan ngại hơn, mặc dù Ban quản lý dự án thủy điện 3 có nói con đập này chịu được động đất cấp 7, nhưng theo TS Lê Anh Tuấn, khi đập đã nứt và rò rỉ nước thì giống như một người đang có bệnh sẵn trong người, vì vậy nếu có động đất rung nhẹ, vết nứt sẽ rẽ thêm ra và dễ gây nên thảm họa lớn. “Làm thủy điện, lợi nhà đầu tư sẽ hưởng, nhưng hạ nguồn thì người dân lãnh đủ”.
Điều mà giới chuyên môn mong đợi là khi “sự đã rồi”, cần phải đánh giá “bệnh” thực sự khách quan, thậm chí phải dùng cả chất phóng xạ nhẹ để đưa vào trong nước, sau đó sẽ đo đường đi của chất phóng xạ này xem nó thoát ra theo hướng nào. Từ đó, mới chọn cách phủ vết nứt này thay vì bọc phần ngoài như hiện nay. Hạ sách thì phải rút nước trong hồ để bơm bê tông từ thượng nguồn vào.
TS Bùi Trung Dung, Phó cục trưởng Cục Kiểm định Chất lượng công trình xây dựng, thành viên thuộc Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước (Bộ Xây dựng): “Qua kiểm tra, chúng tôi xác định nguyên nhân nước thấm chảy ra ngoài thân đập là do không có đường ống thu gom nước thấm phía bên rãnh trái trong hầm (chứ không phải bị tắc như phía đơn vị quản lý thủy điện nói). Đây lại là đập không có màng chống thấm mặt đập phía thượng lưu hồ chứa, nên nước đọng trong rãnh này, ngấm qua khe co dãn trên thân đập phía hạ lưu (chứ không phải khe nhiệt như phía đơn vị quản lý thủy điện nói) và chảy ra ngoài. Nguyên nhân xảy ra việc nước thấm chảy ra qua thân đập là do “lỗi từ chủ đến tớ”, tức là có lỗi cả từ thiết kế, thi công cho đến vận hành công trình. Tuy nhiên, hiện việc rò rỉ nước này chưa ảnh hưởng đến an toàn và vận hành của công trình”. |
- Chế độ BHXH có nhiều thay đổi từ 2025: Chồng tham gia BHXH tự nguyện, vợ ở nhà cũng được hưởng chế độ thai sản
- Việt Nam có 'miền gái đẹp' nức tiếng, đàn ông đến đây chẳng muốn quay về
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Cận cảnh cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, báu vật có '1-0-2' trên đời
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?