Nói không quá, đường đua Thượng Hải là một “đường băng” đưa thể thao Trung Quốc cất cánh lên một tầm cao mới...
|
So về tuổi đời, đường đua quốc tế Thượng Hải không thể sánh với những đối thủ châu Âu. Thậm chí, ngay cả đường đua Sepang ở Malaysia cũng là đàn anh của Thượng Hải. Nhưng tuổi đời không phải yếu tố quan trọng, và với người Trung Quốc, công trình thể thao có tổng giá trị xây dựng 450 triệu USD này là niềm tự hào lớn. Nói không quá, đường đua Thượng Hải là một “đường băng” đưa thể thao Trung Quốc cất cánh lên một tầm cao mới.
Ngay trong thập niên 1990, Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch biến đất nước đông dân nhất thế giới thành một trong các điểm dừng chân của F1. Ảnh hưởng của môn thể thao tốc độ này, và sức hút khủng khiếp của nó giúp những người lãnh đạo ở Bắc Kinh nhìn thấy một tương lai màu hồng để phát triển hơn nữa kinh tế, nhất là du lịch và các dịch vụ đi kèm. Một bản phác thảo được thực hiện, và kế hoạch nhanh chóng được trình lên FIA.
Trong dự án ban đầu, đường đua được đề xuất ở Quảng Đông. Sau khi khảo sát và nhận thấy nhiều điểm không đáp ứng được tiêu chuẩn, FIA đã thẳng thừng bác đơn của Trung Quốc. Thời điểm ấy là năm 1999 và tham vọng khởi công đường đua ngay dịp chào đón Thiên niên kỷ mới bị phá sản.
Nhưng Trung Quốc không từ bỏ tham vọng. Trong thời điểm mà nền thể thao của đất nước có một phần nằm dưới chân dãy Himalaya đang đánh dấu bước chuyển mình ấn tượng, người ta quyết tâm có đường đua tốc độ cho riêng mình. Không chỉ là những môn võ truyền thống, cũng như tiếp cận với thế giới điền kinh, người Trung Quốc muốn chứng minh rằng, với sức mạnh đầy tiềm năng của mình, họ hoàn toàn đủ khả năng để sở hữu một đường đua F1 (và thế giới tốc độ nói riêng). Sâu xa hơn, Chính phủ Bắc Kinh còn muốn giành một chỗ đứng quan trọng trên bản đồ thể thao thế giới, trước khi đất nước này tổ chức Thế Vận Hội 2008.
Toàn cảnh đường đua Thượng Hải. (Ảnh Getty)
Một kế hoạch mới được vạch ra, và lần này địa điểm xây dựng là Thượng Hải - thành phố dẫn đầu Trung Quốc về dân số, cũng như sở hữu một trong những hải cảng sầm uất nhất thế giới. Mọi việc tiến triển rất nhanh. Năm 2002, Trung Quốc thông báo đã thành công trong việc biến Thượng Hải thành một phần của thế giới tốc độ, và quá trình xây dựng đường đua cũng được tiến hành.
Trong thời gian xây dựng, người Trung Quốc một lần nữa đã chứng minh rằng, không điều gì có thể ngăn cản họ đến giới giấc mơ của mình. Vùng đất xây dựng đường đua vốn rất mềm vì nằm trên nền một đầm lầy, nên rất khó thi công. Ngoài ra, thời gian chỉ là hai năm tính từ ngày khởi công đến khi đường đua bắt đầu đăng cai chặng đầu tiên. 450 triệu USD được rót vào, từ hàng loạt tập đoàn kinh tế lớn, cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ. Hermann Tilke, vốn xuất thân như một kỹ sư thiết kế, đóng vai kiến trúc sư trưởng và dưới trướng của ông có đến 3.000 kỹ sư khác.
Người Thượng Hải nói riêng, và Trung Quốc nói chung, có chung một khẩu hiệu biến công trình của mình thành trung tâm thể thao tốc độ thế giới. Đồng thời, họ còn tự tin rằng, đường đua Thượng Hải sẽ thành một chuẩn mực mới cho môn đua xe.
Cả thế giới đều hình dung được công trình này sẽ được hoàn thành sớm, khi kỹ sư và công nhân làm việc giống hệt như những chiếc kim đồng hồ, nghĩa là không có giờ nghỉ. Mặc dù vậy, tất cả vẫn tròn mắt kinh ngạc khi người Trung Quốc khánh thành đường đua chỉ sau 18 tháng thi công. “Một điều thần kỳ và ngay bản thân tôi cũng bất ngờ với tiến độ thi công”, KTS Tilke đã từng tâm sự như thế.
Nơi phô diễn kỹ thuật
Nhìn từ trên cao, đường đua Thượng Hải là một công trình kiến trúc đủ sức chinh phục bất kỳ ai khó tính nhất. Nó có nét giống với chữ “Thượng” trong tiếng địa phương (lấy từ Thượng Hải), để biến nơi đây trở thành biểu tượng thực sự của thành phố và đất nước Trung Hoa. Tilke cùng với đội ngũ trợ lý của ông đã nghiên cứu kỹ lịch sử và thiên nhiên nơi này. Từ đó, vị KTS người Đức đã biến công trình thành sản phẩm được kết hợp từ cảm hứng lịch sử, thiên nhiên và công nghệ hiện đại.
Tổng sức chứa của các khán đài vượt trên 200.000 người. Trong trường hợp cần thiết, lượng người xem có thể được nâng lên con số 250.000. Riêng khu vực khán đài chính, với khoảng gần 30.000 ghế ngồi cực kỳ hiện đại, được thiết kế để người xem có thể chứng kiến những tay đua chiến thắng, đồng thời còn có thể thấy rõ các hoạt động trong đường pit. Thay vì phải nhìn qua màn hình tivi đặt trên khán đài, những khán giả trên khu vực chính được xem trực tiếp các đội tiến hành các bước kỹ thuật. Điều này giúp khán giả càng thêm hứng thú và cảm xúc.
Ngoài vẻ đẹp và những chỗ ngồi hiện đại, mặt đường cũng được xây dựng đạt chuẩn cao theo quy định của FIA. Với mặt đường được thiết kế tương đối rộng, các tay đua sẽ có thêm nhiều cơ hội để vượt mặt đối thủ. Không phải ngẫu nhiên mà Thượng Hải luôn là một trong các đường đua có nhiều cú vượt nhất - một điểm quan trọng để làm nên sức hấp dẫn cho các chặng đua. Trong hai chặng gần nhất, các tay đua giành pole đều không phải những người chiến thắng.
Cách thiết kế những khúc cua cũng rất đa dạng. Từng là người cầm lái, nên Tilke hiểu đâu là yếu tố mang đến nét hấp dẫn và kịch tính. Đó là lý do mà ông thiết kế 16 khúc cua khá đa dạng. Nổi bật trong số đó là khúc cua 14, cách không xa đích. Khúc cua này được bố trí gấp khúc cực hẹp, là điểm kết của đoạn thẳng dài nhất chiều dài đường đua.
Điều đó cũng có nghĩa, chặng đua sẽ kiểm chứng mọi điểm mạnh yếu của các tay đua và đội đua. Về mặt cá nhân, các tay đua phải giữ được ổn định và kỹ năng thật tốt. Đồng thời, những hệ thống phanh, thanh treo, khí động học trên xe luôn phải hoạt đồng với công suất cao. Điều này đòi hỏi sự bố trí kỹ lưỡng cho từng xe. Quan trọng hơn, chiến thuật sử dụng lốp tại từng thời điểm sẽ tác động rất lớn đến cô hội chiến thắng của các tay đua.
Đường đua Thượng Hải Sức chứa: 200.000 người Khánh thành: 2004 Chi phí: 450 triệu USD Chiều dài: 5.451km Khúc cua: 16 Kỷ lục vòng: 1:32.238 (Michael Schumacher, Ferrari, 2004) Grand Prix Thượng Hải - Vòng phân hạng: 13h00 thứ Bảy, ngày 14/4 - Đua chính thức: 14h00 Chủ nhật, ngày 15/4 * Tính theo giờ Hà Nội, trực tiếp trên Star Sports |
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?