Không chỉ có hoa quả Trung Quốc bị tiêm nhiễm chất độc hại mà hoa quả nội cũng 'lên ngôi' với hàm lượng chất cực độc, điều này khiến người tiêu dùng hoang mang.
Nhiều loại hoa quả độc hại khiến người tiêu dùng hoang mang |
Đu đủ, chuối xanh ‘tắm’ thuốc, thơm ngon khác thường
Nhiều người trồng cây ăn quả vì muốn tăng lợi nhuận mà bất chấp vệ sinh an toàn thực phẩm, tìm mua và sử dụng những loại thuốc gây nguy hại tới con người.
Một thứ dung dịch có khả năng ‘phù phép’ trái cây từ xanh thành chín của Trung Quốc với giá bán 5.000 đồng/1 lọ 5ml. Vì lãi cao nên nhiều lái buôn lớn đã mua loại thuốc này để ‘trích’ vào trái cây, chỉ sau 1 đêm hoa quả từ xanh thành chín vàng, nhìn rất bắt mắt.
Loại thuốc này thường được sử dụng với chuối xanh và đu đủ, nhất là sau mùa mưa bão hoa quả chưa đủ độ chín, với tay nghề chuyên nghiệp họ khéo léo “chích” một lỗ nhỏ trên cuống của quả và nhỏ vào 1 giọt, nếu không khéo, nhỏ nhiều đầu quả sẽ bị héo và nhìn rất xấu.
Loại 'thần dược' biến chuối xanh thành chín, đu đủ chín mộng ruột đỏ au
Đối với chuối xanh, hòa tan thuốc trong chậu nước rồi phun đều lên buồng chuối, tiếp đến là ủ chuối bằng một lớp chăn ấm sau 2, 3 ngày mở ra thì chuối chín vàng đều.
Loại thuốc này cũng được sử dụng để ngâm quả hồng ngâm, lái buôn pha thuốc vào chậu nước rồi ngâm hồng trong thời gian 6 tiếng, sau khi hóa chất ngấm vào hồng sẽ khử chất chát và biến từ quả xanh thành chín vàng.
Theo một số lái buôn thì lọai thuốc này ‘cực độc’ nếu làm bị rớt ra tay thì sẽ bị ngứa và nổi mẩn, tương tự nếu chúng ta ăn phải loại thực phẩm này vào cơ thể thì mức độ độc của nó sẽ lớn biết nhường nào.
Hóa chất trong nho, táo, mận, lựu, quýt gây vô sinh
Theo kết quả kiểm tra của Trung tâm y tế dự phòng, các loại hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc như nho, táo, lựu cho thấy tỷ lệ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật là gần 3%, cao nhất trên các loại táo đỏ, lê và quýt.
Gần đây nhất là việc vận chuyển và bán ồ ạt nho của Trung Quốc nhưng đội lốt “nho Mỹ” với giá siêu rẻ. Để kích thích quả ra sớm, mộng và đẹp mắt, thương lái Trung Quốc đã tiêm vào nho một lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần cho phép.
Đối với táo Trung Quốc, người trồng đã sử dụng túi bọc thuốc sâu để bọc táo khiến dư luận không khỏi rùng mình bởi trái cây bị “ngâm” trong thuốc sâu. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
Đặc biệt, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan. Đây là loại hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Nhờ thuốc mà những trái cà chua mộng đỏ, nhìn vô cùng bắt mắt
“Thúc chín tố” hô biến mít non thành chín
Dù trái mùa nhưng nhiều xe tải chở đầy mít chín thơm lừng đi bán ở khắp các địa bàn trên cả nước, nhìn bằng mắt thường thì mít rất thơm và có vẻ ngon, nhưng khi mua về và thử thì những múi mít thơm ấy lại không hề ngọt mà có vị nhờ nhợ.
Theo một số lái buôn trong miền nam, họ thường mua cả vườn từ chín đến non, sau đó những quả chưa đủ độ chín sẽ được tiêm một thứ thuốc có tên “Thúc chín tố” bên ngoài bằng tiếng Việt. Thuốc được đựng trong một lọ nhựa nhỏ chừng 5ml, có hai màu trắng đục hoặc vàng, ngoài ra không hề có bất cứ thông tin về hàm lượng, chất lượng. Không kể mít non hay đã già, chỉ cần tiêm thuốc sau 1, 2 ngày thì mít sẽ chín và có mùi thơm lừng không tưởng.
Tương tự với loại “thần dược” biến cà chua “đẹp lạ”, loại hóa chất này có nguồn gốc từ Trung Quốc, giá rất rẻ- chỉ 3.000đ/lọ 2ml, trên bao bì ghi chữ Trung Quốc.
Để cà chua có màu đỏ đẹp, chín đều quả bóng mọng to tròn, chủ vườn sẽ pha 2ml dung dịch thuốc làm chín của Trung Quốc với 8 lít nước khuấy đều, rồi phun một ngày trước khi thu hoạch. Thần dược biến một ruộng cà chua từ xanh thành đỏ au, bóng mộng đẹp mắt.
Lái buôn xem thường mạng sống, dân ăn gì để an toàn?
Đứng trước nhiều loại thực phẩm độc hại mặc sức trôi nổi trên thị trường, người tiêu dùng chỉ biết “chậc lưỡi kệ” hoặc tránh mua hoa quả Trung Quốc. Gần đây, nhiều loại hoa quả nhập khẩu của Trung Quốc bị người tiêu dùng ‘tẩy chay’ như táo, lê, nho...
Tuy nhiên, đâu chỉ có hoa quả Trung Quốc mới bị ‘tẩm chất độc’ hoa quả của Việt Nam cũng được ‘ngâm’ thuốc bảo quản, kích thích tăng trưởng… để thu lợi nhuận.
Theo một số bà nội trợ, ra chợ thấy nhiều loại thực phẩm vô cùng bắt mắt nhưng không dám mua vì sợ ‘độc’, họ mất niềm tin về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, một số người tự bảo vệ sức khỏe cho gia đình bằng cách trồng rau, củ, quả “tại gia” để phục vụ sinh hoạt, hoặc nếu mua thực phẩm từ chợ về họ cho vào máy để tẩy độc, ngâm nước muối hoặc nấu thật chín trước khi sử dụng.
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Đàn ông sở hữu 4 đặc điểm này trên mặt, 'cầm chắc số' giàu sang phú quý
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?