Vị du khách được cho là người Việt Nam đã phải quỳ gối, khóc lóc tại một cửa hàng đồ điện tử tại Singapore xin họ hoàn lại tiền mua chiếc iPhone của mình.
Du khách Việt quỳ gối, khóc xin hoàn tiền iPhone 6 tại Singapore |
Theo thông tin từ Straits Times, anh này là một công nhân tại Việt Nam, với mức lương chỉ khoảng 4 triệu đồng /tháng. Vừa qua, trong dịp anh và bạn gái đi du lịch tại Singapore, anh đã quyết định mua một chiếc iPhone tặng bạn gái tại cửa hàng Mobile Air, khu Sim Lim Square.
Cửa hàng này báo giá chiếc iPhone 6 là 950 SGD, tức khoảng 16 triệu đồng. Vị khách này đã đồng ý mua và trả bằng tiền mặt. Sau đó, nhân viên cửa hàng tiếp tục hỏi liệu anh có muốn mua thêm gói bảo hành một hoặc hai năm hay không.
Do không rành tiếng Anh, anh này tưởng rằng gói bảo hành được tặng kèm điện thoại nên đồng ý sử dụng gói bảo hành một năm. Hóa đơn được in ra sau đó, và anh đã ký vào hóa đơn mà không đọc kỹ. Đến lúc gần rời khỏi cửa hàng, các nhân viên của cửa hàng yêu cầu vị khách trả thêm 1500 SGD (25,5 triệu đồng), nếu không sẽ không được cầm máy về.
Đến lúc này vị khách rất ngạc nhiên và muốn trả điện thoại để lấy lại tiền. Tuy nhiên, các nhân viên của cửa hàng trên không đồng ý, cho biết anh sẽ bắt buộc phải mua chiếc điện thoại này. Do không biết phải xử lý thế nào, vị khách người Việt đã quỳ xuống, khóc lóc van nài nhân viên nhận lại máy. Tuy nhiên những nhân viên của cửa hàng lại cười nhạo anh, còn người qua đường chẳng ai có ý định giúp.
Sau đó, cửa hàng Mobile Air đồng ý nhận lại chiếc iPhone 6 và trả cho cặp đôi 600 SGD. Tuy nhiên cô gái không đồng ý, muốn đòi nốt khoản 350 SGD (khoảng gần 6 triệu) còn lại, nếu không sẽ báo cảnh sát. Các nhân viên cho biết nếu cô báo cảnh sát, cô sẽ mất cơ hội nhận lại khoản 600 SGD mà họ đề nghị.
Cuối cùng thì cặp đôi cũng gọi cảnh sát đến. Lúc này các nhân viên cửa hàng đưa ra những hóa đơn đã có chữ ký của thanh niên người Việt, và đề nghị chỉ hoàn lại cho cặp đôi 70 SGD (hơn 1 triệu). Với sự can thiệp của Hội bảo vệ người tiêu dùng, đề nghị này được nâng lên 400 SGD. Vị du khách cuối cùng cũng nhận lại số tiền này, vì anh cần phải về lại Việt Nam, và anh cũng không chắc hiệp hội kia có thể giúp anh lấy được số tiền còn lại.
Hành động của cửa hàng Mobile Air đã bị cư dân mạng Singapore lên án mạnh mẽ. Trên trang Facebook của Straits Times (tờ báo lớn tại Singapore), phần lớn người bình luận cho rằng thái độ của cửa hàng là gian lận, bắt chẹt người mua, thậm chí yêu cầu đóng cửa hàng này. Nhiều người cũng chỉ trích cách xử lý của những người có chức trách, và cho rằng cách mua bán này sẽ làm ảnh hưởng tới danh tiếng của đất nước Singapore.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành