Đổi căn hộ lấy vật liệu xây dựng (VLXD) hay đổi nhà lấy ôtô là độc chiêu mà nhiều doanh nghiệp bất động sản đang áp dụng trong lúc thị trường “đói” vốn như hiện nay.
|
Nhà đất, VLXD đều ế ẩm
Nếu như thời nguyên thủy, khi chưa có một phương tiện chung để trao đổi hàng hóa, người ta phải dùng hình thức lấy hàng đổi hàng. Thì giờ đây, trong hoàn cảnh tín dụng bị thắt chặt, doanh nghiệp bất động sản thì không có vốn để thực hiện dự án, trong khi các doanh nghiệp VLXD lại không biết bán hàng cho ai. Từ những khó khăn chung này, họ nghĩ ra cách hoán đổi sản phẩm cho nhau.
Có thể thấy, thị trường bất động sản đóng băng, kéo theo thị trường sắt thép, xi măng... đóng băng theo. Nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng bị điêu đứng vì không có thị trường tiêu thụ.
Nhân viên của Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng Tiến Mạnh (Đại Cồ Việt, Hà Nội) cho biết, mỗi ngày tại cửa hàng chỉ có vài ba khách lẻ vào mua, chủ yếu là mua để phục vụ cho việc sửa chữa nhà cửa.
“Nửa năm nay, cửa hàng tôi không nhận được một hợp đồng nào lớn cả. Không có việc làm, nhân viên cũng bị cắt giảm bớt”, nhân viên này cho biết.
BĐS quay về thời nguyên thủy
Chủ một cửa hàng vật liệu trên đường Trường Chinh cũng cho biết từ hơn hai tháng nay, lượng thép bán ra của cửa hàng chỉ bằng gần 50% lượng bán của đầu năm và cuối năm ngoái. Trung bình mỗi ngày cửa hàng chỉ bán được từ 1-2 tấn thép với mức giá bán lẻ từ 1,7 – 1,75 triệu đồng/tấn.
Trong tháng 3 vừa qua, doanh thu của mặt hàng thép của cả cửa hàng chỉ xấp xỉ hơn 100 triệu đồng. Nếu so với cuối năm 2010 lượng bán ra hiện nay chưa bằng 50%.
Chị Sao Mai, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng trên đường Láng cũng cho biết lượng khách giảm đáng kể trong những tháng qua. Giá gạch chỉ tăng một đợt trong tháng Năm hồi năm ngoái, rồi giữ nguyên đến nay. Cát, sỏi, xi măng, thép không tăng, giá bán lẻ chúng tôi lấy lãi rất thấp nhưng cũng không có người mua.
Dù đã áp dụng phương pháp hết đến đâu, nhập đến đó để tránh phải vay nợ tiền vốn nhiều, nhưng những áp lực tiền thuê nhân công và mặt bằng vẫn khiến cho nhiều doanh nghiệp VLXD phải điêu đứng.
Trong khi đó, thị trường bất động sản trầm lắng, tín dụng bị thắt chặt, các chủ dự án bất động sản cũng phải méo mặt vì không tìm đâu ra nguồn vốn để tiếp tục triển khai dự án. Dự án chậm tiến độ, chủ đầu tư không thể huy động thêm vốn từ người mua nhà cũng như bị áp lực phải trả lãi từ phía ngân hàng.
Đổi nhà lấy VLXD, xe hơi
Từ thực tế đó, các chủ đầu tư bất động sản cùng các doanh nghiệp chấp nhận bắt tay nhau đổi hàng lấy hàng để duy trì sản xuất.
Theo chị Sao Mai, chủ cửa hàng VLXD trên đường Láng (Hà Nội) từ 2 tháng trở lại đây, do hàng tồn đọng còn quá nhiều, trong khi chi phí cho mặt bằng, kho bãi, nhân viên bảo vệ, quản lý lại khá lớn, nên chị quyết định ký hợp đồng với 1 doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội để đổi lấy 1 sàn chung cư (khoảng 10 căn hộ) ở Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
Nếu tính theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại, thì giá của 10 căn hộ này vào khoảng 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, do hình thức mua bán là trao đổi, nên chủ đầu tư sẽ chiết khấu cho chúng tôi thêm 10%, tức là được lời khoảng tầm 1 tỷ.
Ngay sau khi giao hàng và ký hợp đồng với chủ đầu tư, chúng tôi sẽ rao bán các căn hộ này với giá ưu đãi, nhằm quay vòng vốn sản xuất.
“Thời điểm kinh doanh khó khăn như hiện nay, nếu không hợp tác với doanh nghiệp bất động sản, thì chung tôi cũng không biết bán cho ai. Thà rằng, đổi hàng lấy hàng, rồi kinh doanh lại hàng đấy, có khi còn hy vọng có lãi. Hơn nữa, một đống nguyên liệu tồn kho, không giải quyết được thì cũng phát sinh thêm các chi phí khác”, chị Mai nói.
Cũng theo chị Mai, hiện nhiều cửa hàng VLXD cũng đang muốn hợp tác với các chủ bất động sản nhưng cũng rất khó, vì VLXD mình bán liệu có đồng nhất với lại VLXD họ muốn mua hay không. Đa số các loại VLXD bình thường thường dễ hợp tác hơn những loại VLXD cao cấp.
“Nguy cơ đọng vốn tôi cho rằng rất khó để nói, ăn may thôi. Nếu để VLXD bán thì cũng rất ế ẩm, ít khách. Còn nếu đổi lấy căn hộ bán, trong thời điểm hiện nay thì cũng rất khó bán để thu hồi vốn”, chị Mai chia sẻ.
Còn trên một số trang mua bán, rao vặt trên mạng, một thành viên có số điện thoại 098.xxxx.x89 rao bán căn nhà diện tích 22 m2, nhà mặt ngõ rộng 8 m, 2 ô tô có thể tránh nhau, đã xây xong tầng 2 để đổi lấy chiếc Mercedes.
Liên hệ với số điện thoại này thì được biết, chủ nhân của căn hộ định xây nhà cho thuê, nhưng do giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, cũng như việc lời lãi không được bao nhiêu. Vị chủ nhân này đã rao bán căn nhà hơn 1 năm nay, nhưng vẫn chưa có ai hỏi mua, nên mới nghĩ ra trò đổi nhà lấy xe hơi cho dễ bán.
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Đàn ông sở hữu 4 đặc điểm này trên mặt, 'cầm chắc số' giàu sang phú quý
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?