Đường hầm Kim Liên, Hà Nội được gọi là 'dốc tử thần' vì nhiều người đi qua đây bóp phanh gấp thì thường xuyên bị té xe. Không ít lần xảy ra trường hợp té xe liên hoàn.
'Dốc tử thần' ở Hà Nội làm nhiều người gặp nạn |
Một số người cho rằng đường đi xuống hầm Kim Liên, Hà Nội rất trơn và không bám như nhựa như đường bình thường.
Vì lẽ đó, một số nạn nhân của “dốc tử thần” khuyên mọi người nên đi chậm, không nên phanh gấp khi qua đây, đặc biệt không nên phi sang làn ô tô kẻo có ngày... gặp Diêm Vương.
‘Dốc tử thần’ ở Hà Nội làm nhiều người té xe.
Rất nhiều ý kiến phản ánh về sự nguy hiểm của "dốc tử thần" ở Hà Nội, đồng thời đề nghị nhà thầu cũng như đơn vị thi công có biện pháp khắc phục.
Bạn Hải bình luận hài hước: “Như hiệu ứng domino, có những người phanh xe từ xa rồi té, trượt dài theo con dốc để người phía sau còn có điểm tựa khi lao vào. Đặc biệt là trời mưa thì cứ gọi là đổ xe cả rừng”.
Bạn Nguyễn Thế Anh cho biết: “Dốc này nguy hiểm lắm, góc nhìn khuất, mặt nhựa không hiểu thế nào nhưng cảm giác là trơn, không bám như nhựa đường bình thường. Xe máy chuyên đổ dốc này tầm 50 - 60km/h. Rất hay có kiểu mưa nhẹ cái là người dân cứ giữa hầm mà dừng lại mặc áo mưa đứng tràn cả ra các làn ngoài. Em từng suýt bị một phát ở đây, đóng xuống thì giật mình khi thấy giữa làn có đến 4 - 5 cái xe máy đang dừng lại mặc áo mưa, tạt tránh được nhưng xe sau thì không kịp, phanh gấp té, kéo theo 3 xe khác cũng té”.
“Mỗi lần đi qua cái hầm này là cứ có cảm giác ghê ghê. Một phần vì tiếng ồn, một phần vì mọi người đều đi với vận tốc rất nhan, mà ngã thì xác định…”, bạn Diệp Linh viết.
Bạn Sang thắc mắc: “Không hiểu sao bên thi công không làm gờ giảm tốc khi xuống hầm. Bao nhiêu tai nạn ở đây rồi. Trước em từng lách qua 3 xe nối đuôi nhau phanh gấp ngã lăn ra đường. Em mà phanh thì là xe thứ 4”.
Trong khi bạn Mùa Du Lịch đề xuất với nhà thầu: “Em đề nghị đoạn hầm chui này rải nhựa như đường cao tốc chắc chắn ma sát sẽ tốt hơn. Chỗ này có dớp bị té, năm nào cũng phải vài chục vụ là ít”.
Bạn Hoang Thanh Hung thì nhận định: "Chỗ này phải rải bê tông nhựa hạt thô, giống như 1 đoạn trên đường Thăng Long Nội Bài (đường chống trơn trượt) mới giải quyết được".
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?