Những ngày này, nếu có dịp đến huyện Probolinggo, tỉnh Đông Java, Indonesia, du khách sẽ được theo chân đoàn người bản xứ lên miệng núi lửa tham gia lễ hội.
![]() |
Những tín đồ theo đạo Hindu thực hiện cuộc hành trình tế thần trên miệng núi lửa Bromo - cao khoảng 2.328m |
Kéo dài từ ngày 24/7 đến 24/8, Yadnya Kasada là lễ hội truyền thống của người Tenggerese và được xem là một trong những lễ hội độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của Indonesia.
Cộng đồng Tenggerese có dân số khoảng 600.000 người, hầu hết theo đạo Hindu, sống trong vùng núi lửa Bromo hẻo lánh thuộc công viên quốc gia Bromo Tengger Semeru, đảo Java.
Một trong những phần chính của lễ hội Yadnya Kasada của người Tenggerese theo đạo Hindu là thực hiện cuộc hành trình lên miệng núi lửa Bromo để dâng các vật phẩm như gạo, trái cây, rau, hoa và vật nuôi để cúng tế các vị thần núi. Sau đó, họ ném chúng vào miệng núi lửa để cầu may mắn và mùa màng được bội thu.
Trong khi những người thờ thần linh ném vật phẩm vào miệng núi lửa thì một bộ phận người dân lại bất chấp nguy hiểm men theo sườn miệng núi lửa để lấy các vật phẩm, một số người khác dùng các dụng cụ như vợt, tấm lưới hứng các vật phẩm mang về nhà. Họ tin những vật phẩm “nhặt lại” được sẽ mang đến sự may mắn cho gia đình.
Theo từng bước chân người bản xứ Tenggerese, cùng họ tham dự một nghi lễ hiến tế thiêng liêng, hứa hẹn sẽ mang đến cảm giác đắm say và lạ lùng cho du khách.
Người dân Tenggerese trong trang phục truyền thống. Yadnya Kasada là lễ hội tín ngưỡng quan trọng trong năm của người Tenggerese - Ảnh: CNN
Một pháp sư Tenggerese đang đọc những lời cầu nguyện mong thần núi ban phước lành cho người dân trong thời gian diễn ra lễ hội Yadnya Kasada - Ảnh: CNN
Người dân Tenggerese mang theo các vật phẩm như gạo, trái cây, rau, hoa và vật nuôi để cúng tế các vị thần núi - Ảnh: CNN
Sau đó, họ ném các vật phẩm vào miệng núi lửa Bromo - Ảnh: CNN
Vào ngày thứ 14 - ngày cao điểm của lễ hội, họ sẽ tập trung lại miệng núi lửa Bromo để cầu nguyện thần núi mang đến may mắn - Ảnh: Guardian
Trong lúc ném vật phẩm, một số người khác lại lấy vợt hứng vật phẩm với niềm tin vật phẩm hứng được mang lại may mắn cho gia đình - Ảnh: CNN
Dân làng mang chiến lợi phẩm thu được đem về nhà, trong đó có cả một con dê - Ảnh: CNN
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!


-
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
-
Ronaldo tạo cơn sốt chưa từng có khi vừa gia nhập làng Youtuber, nhận nút kim cương trong chưa đầy 12h
-
Ai là người giành được tấm Huy chương Olympic đầu tiên cho Việt Nam?
-
LB là gì trong bóng đá? Nhiệm vụ của LB như thế nào?




-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'
-
Quang Linh Vlogs giàu cỡ nào trước khi bị bắt?