Điểm mặt những kiểu thu mua nông sản 'tận diệt' của Trung Quốc
Thứ năm, 22/05/2014 13:30

Đã có quá nhiều vụ thương lái Trung Quốc mua ồ ạt với giá cao các mặt hàng ở Việt Nam từ những loại gây hại, đến nông sản, thậm chí là thuốc quý.

Những mặt hàng nông sản 'tận diệt' mà Trung Quốc thu mua

Những mặt hàng nông sản 'tận diệt' mà Trung Quốc thu mua

Ban đầu thương lái Trung Quốc cố tình đẩy giá mua lên cao để kêu gọi đại lý gom hàng, người dân đổ xô lao vào kinh doanh với hi vọng làm giàu. Nhưng rồi đến khi các đại lý gom hàng số lượng lớn thì... mất tích. Và sau tất cả những vụ thương lái Trung Quốc mua rầm rộ ở Việt Nam thì đều gây thiệt hại nặng nề cho nông dân. Cùng điểm lại những vụ thương lái Trung Quốc gây hại cho Việt Nam.

Người dân đổ xô đi đào tận gốc nhiều cây thuốc quý bán:

Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương trong cả nước lại xuất hiện tình trạng thương lái người Trung Quốc đến thu mua thân, rễ nhiều loại cây.

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc15

Ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũng vậy, thương lái người Trung Quốc đến thu mua thân, rễ cây thuốc một thân.

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc10

Cây thuốc một thân là một loại dược liệu quý được dùng chữa trị nhiều loại bệnh cho bà con trong vùng đồng bào Dao. Thế nhưng do thương lái Trung Quốc đến tận nơi đặt mua với giá cao nên nhiều bà con trong các thôn bản đã rủ nhau lên rừng lấy thuốc bán

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc4

Nguy cơ cạn kiệt cây thuốc quý bởi trung bình mỗi ngày trên địa bàn xã Phúc Lợi có hàng tấn thân, rễ cây thuốc quý bị phá nhổ, bán cho thương lái Trung Quốc

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc14

Năm 2013, người dân các xã Hưng Thủy, Sen Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đổ xô đi đào rễ cây mật nhân, được cho là chữa "bách bệnh" để bán với giá 50.000 đồng/kg cho thương lái Trung Quốc

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc8

Khoảng11/2012, hàng trăm người dân xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông và các xã Măng Cành, Măng Bút, Hiếu, huyện Kon Plông - Kon Tum đổ xô lên rừng tìm bứt cây kim cương về bán cho thương lái Trung Quốc với giá 1 triệu đồng/kg. Người dân không quản nguy hiểm lùng cây. Sau một thời gian ngắn loại cây này có nguy cơ bị tiêu diệt, trở thành thực vật nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IA

Nhiều người mua mèo, thậm chí bắt trộm mèo bán với giá cao cho thương lái TQ

Khoảng năm 1997, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang Trung Quốc.

Thậm chí, nhiều người còn trộm mèo của nhà hàng xóm đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng xáo trộn.

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc7

Nguy hại nhất là đại dịch chuột diễn ra vào những năm 1997 - 1998, một phần do số lượng mèo đã cạn kiệt

Thương lái TQ khuyến khích nông dân phun thuốc kích thích cho dứa rồi mua với giá cao

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc5

Tháng 6/2012, thương lái Trung Quốc khuyến khích nông dân phun thuốc kích thích cho dứa rồi mua với giá cao. Và cũng không ai biết họ mua dứa phun thuốc để làm gì và số dứa này đi đâu?

Người dân phá cây, tưới hóa chất để bán lá điều khô cho thương lái 

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc13

Năm 2012, tại các tỉnh miền Đông Nam bộ rộ lên chuyện một số thương lái từ nơi khác đến mua lá điều khô. Nhiều người phá hoại cây, tưới hóa chất để có lá khô đem đi bán cho thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên, họ là ai và mua để làm gì thì ngay những người bán cũng không biết rõ

Mục đích mua lá điều khô đó là đánh vào nền nông nghiệp của nước ta, thu mua lá điều, người dân sẽ làm mọi cách gom lá để bán, cây điều sẽ càng ngày càng kiệt sức và chết. Vậy là phải chặt bỏ, trồng lại từ đầu, giống như dứa, dưa hấu,....

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc9

Đầu tháng 3/2012, xã Đặng Cương, huyện An Dương (Hải Phòng) - đất trồng cây hải đường đón tiếp nhiều môi giới phía Trung Quốc về thu mua cây hải đường với giá từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng/cây.

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc16

Ban đầu thương lái Trung Quốc chỉ mua những cây hải đường lâu năm thì thời gian này họ thu mua tất cả các cây hải đường, kể cả những cây vừa ươm trồng.

Tuy nhiên cũng không ai biết họ tận thu nông sản trên để làm gì?

Nguy cơ cạn kiệt cho giống hoa quý

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc17

Tạo nguy cơ cạn kiệt cho giống hoa quý, được người dân Hải Phòng trồng và lưu giữ qua nhiều thế hệ

Người dân bỏ việc đổ xô đi bắt đỉa, nhân rộng để đỉa phát triển để bắt bán cho thương lái TQ.

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc6

Tháng 8/2013, tạo nên “cơn sốt” đỉa bằng những lần tăng giá đỉa, có những người còn bỏ việc đi bắt đỉa để bán cho các thương lái Trung Quốc

Tuy nhiên, người dân thu mua và tham gia bắt đỉa từ giữa năm 2012, số lượng thu mua của các hộ là rất lớn, bình thường mỗi hộ thu mua được từ 30 đến 40kg đỉa/ngày, thời điểm thuận lợi về thời tiết có hộ mua tới cả tạ đỉa/ngày.

Họ bắt đỉa về bán cho các mối thu gom là người địa phương, sau đó các đầu mối thu gom lại bán đi nơi khác. Việc thu mua đỉa để làm gì thì chính người đi săn bắt và các mối thu mua ở địa phương đều không hay biết.

Vì lợi nhuận, nhiều người còn nuôi đỉa. Thậm chí, nhiều người còn nghĩ ra cách cho đỉa ăn mỡ trâu, mỡ bò để tăng trọng lượng.

Cơn sốt đỉa từ cuối năm 2012 đã lan tràn khắp các tỉnh miền Nam, Trung và còn ở ngay chính tại Thủ đô Hà Nội. Tất cả điều đó đã làm cho đỉa ngày càng phát triển rộng trên khắp cả nước.

Ban đầu họ bỏ tiền ra tạo nên “cơn sốt” đỉa bằng những lần tăng giá đỉa. Sau khi thu mua với giá cũ, các thương lái đã nhập lại hàng cho đầu nậu người Việt bằng giá mới.

Khi giá thu mua lên tới đỉnh điểm cũng là lúc các thương lái này đã bán lại hết số đỉa thu mua rồi… biến mất, để lại những cánh đồng đỉa lúc nhúc.

Người dân vào rừng chặt phá cây thuốc quý về bán trước nguy cơ cạn kiệt

Tháng 2/2014 vừa qua, người dân các xã thuộc huyện Đăk Glei (Kon Tum) rầm rộ vào rừng lùng tìm cây huyết đằng đem bán cho thương lái Trung Quốc.

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc2

Nhiều người đã tìm chặt cây để lấy lá phơi khô đem bán kiếm lời khiến cho cây thuốc này đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt

Thay vì tận diệt để bảo vệ đồng lúa như trước đó, người dân đã thả nuôi để bán cho thương lái.

Không chỉ thu mua ốc biêu vàng, nhiều hộ dân ở tỉnh Đồng Tháp và các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ cũng gom trứng OBV đem về dập nát rồi bán cho thương lái với giá cao.

Họ khuyến khích cung cấp càng nhiều càng tốt nên các chủ vựa ai cũng muốn làm “đẹp lòng” bằng cách xuất hàng liên tục. Còn việc các thương lái Trung Quốc đem OBV tiêu thụ ở đâu thì các chủ vựa không hề hay biết.

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc20

OBV có tuổi thọ từ 2-3 năm và sinh sản cũng như phá lúa rất dữ. Khi sinh sản, mỗi con lại có thể đẻ từ 120- 500 trứng và tỷ lệ nở khoảng 70%. Thời gian tái phát dục lại ngắn, chỉ khoảng 3 ngày…

PGS Nguyễn Bảo Vệ - cán bộ Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Trường Đại học Cần Thơ), khẳng định: “Ở ĐBSCL, dịch OBV vẫn rất dữ tợn và nông dân tốn rất nhiều tiền để tiêu diệt”. Đồng thời, việc ốc biêu vàng phát triển nhanh cũng gây hại nặng trên các vùng trồng lúa cả nước.

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc18

Ốc biêu vàng sinh sôi và phát triển cực nhanh phá hoại ruộng lúa và phải dùng rất nhiều tiền để tiêu diệt ốc biêu vàng gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người nông dân.

Tháo dỡ cả mái đình để lấy gỗ sưa bán cho thương lái

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc11

Mấy năm trước, thương lái Trung Quốc còn phao tin, sưa, một loại gỗ quý của Việt Nam, có thể chữa được nhiều bệnh tật và tận thu với giá cao. Thấy lãi, "sưa tặc" thi nhau chặt trộm gỗ sưa bán cho Trung Quốc, khiến lượng gỗ quý này hiện giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc1

Thậm chí, mái đình làng Cựu Quán, Hà Nội còn bị tháo dỡ lấy gỗ sưa để đem bán cho thương lái Trung Quốc

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc19

Trước đây đã từng có phong trào “giết trâu lấy móng” diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, vì lúc bấy giờ giá của bốn cái móng bằng giá... cả một con trâu khi bán cho thương lái Trung Quốc. Một số người dân và bọn “trâu tặc” tìm cách chặt móng trâu đem bán. Chỉ một thời gian rất ngắn, số lượng trâu giảm mạnh, sức kéo của nông dân bị triệt phá nghiêm trọng.

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc12

Còn rất nhiều vụ thương lái Trung Quốc tạo "cơn sốt" thu mua triệt để các cây ở Việt Nam như: cây máu chó, hoàng đằng, củ ba mươi, cây khúc khắc (thổ phục linh)…

nhung-kieu-thu-mua-nong-san-tan-diet-cua-trung-quoc3

Sau đó, các thương lái lại săn lùng mua thân cây cu li tươi . Ban đầu, người dân chỉ khai thác ở những bìa rừng, nhưng sau đó thì đào xới mọi nơi để bán. Hiện nay, người ta hiếm thấy bóng dáng cây này xuất hiện.

Vitalk.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài

Tag: nong san Trung Quoc thu mua , Trung Quoc mua nong san Viet Nam , nguoi Viet ban thuoc quy cho Trung Quoc , muu do cua Trung Quoc , tin , bao