Nếu chưa tiêm phòng hoặc chưa từng bị thì người lớn cũng không phải là ngoại lệ của bệnh dịch sởi đâu nhé!
Người lớn cũng có khả năng nhiễm sởi |
Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho biết, tính tới ngày 16/4, trên cả nước đã có hơn 7.000 trường hợp mắc bệnh sởi trong đó có cả người lớn.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ở thời điểm hiện tại, bệnh sởi có diễn biến rất phức tạp.
Trong số hơn 300 bệnh nhân mắc bệnh sởi đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện nay, có tới 90% là người lớn. Đặc biệt, nhiều người đã phải thở máy và có biến chứng viêm não.
Khả năng nhiễm sởi ở người lớn
Theo các chuyên gia, bệnh sởi có khả năng lây nhiễm với bất cứ ai chưa có miễn dịch (chưa tiêm phòng, chưa từng mắc bệnh). Điều này có nghĩa, người lớn cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi dịch sởi đã lây lan và gây tử vong rất nhiều trẻ nhỏ, căn bệnh nguy hiểm này đang có dấu hiệu “tấn công” mạnh mẽ đối với cả người lớn. Nguy hiểm hơn, các biến chứng của sởi đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của chúng ta.
Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi ở người lớn
Biến chứng đường hô hấp với sởi ở người lớn
Bệnh sởi có thể gây nên rất nhiều biến chứng ở đường hô hấp ngay từ khi mới ở giai đoạn sớm cho tới giai đoạn muộn. Những biến chứng thường gặp ở đường hô hấp do sởi gây nên là viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi... Các dấu hiệu có thể là khó thở, ho nhiều, khàn tiếng, cơ thể tím tái... Biến chứng này vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể dẫn tới suy hô hấp và gây tử vong, nhất là ở trẻ nhỏ.
Biến chứng hệ thần kinh với ở người lớn
Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm do bệnh sởi gây nên. Nó có thể gây tử vong hoặc để lại rất nhiều di chứng. Những biến chứng này bao gồm viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp, viêm xơ hóa bán não cấp... Chúng có thể gây co giật, hôn mê, ảnh hưởng nặng nề tới tinh thần và thể chất. Đặc biệt, những biến chứng này rất dễ dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Một số biến chứng khác với sởi ở người lớn
Ngoài các biến chứng trên, bệnh sởi còn có thể dẫn tới hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, viêm ruột, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc dẫn tới mù vĩnh viễn, ảnh hưởng xấu tới phụ nữ khi mang thai... Các biến chứng này cũng gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Lưu ý khi mắc sở ở người lớn
Tình trạng diễn biến lây lan của bệnh sởi hiện nay rất phức tạp. Vì thế, chúng ta cần chủ động phòng tránh cho bản thân và cả những người xung quanh. Nếu chưa có miễn dịch với bệnh sởi, các bạn nên đến cơ sở y tế để được hướng dẫn tiêm ngừa. Bên cạnh đó, chúng mình cần phòng tránh lây lan bằng cách tránh tiếp xúc với các đối tượng mắc sởi, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, thường xuyên vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn, tẩy trùng đồ đạc bằng cloramin B...
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%