Bánh xèo ở Hà Nội không hiếm nhưng được chế biến đúng điệu Sài Gòn thì chưa nhiều. Riêng bánh khọt, độ “phủ sóng” còn khiêm tốn, chỉ một số ít nơi mới có.
Bánh xèo ở đây trông rất "khủng" |
Vì thế, ai ghiền 2 món bánh miền Nam trứ danh này hẳn sẽ hài lòng khi tìm đến quán Dũng trên phố Trần Đăng Ninh. Quán mở khoảng gần 1 năm, có mặt tiền vừa phải nhưng khá khang trang, bắt mắt với 4 tầng và tấm biển lớn nổi bật “Cơm tấm – Bánh xèo – Món ngon Sài Gòn”.
Cơm tấm là thực đơn chính tại đây. Quán có khoảng hơn chục món cơm tấm với mức giá từ 40.000 – 70.000 đồng/suất. Thực tế, loại cơm miền Nam này khá kén khách, song nếu là người Hà Thành biết thưởng thức cơm tấm thì bạn có thể yên tâm mình đã tìm đúng địa chỉ. Suất cơm đầy đặn, đủ no; gạo tấm hơi khô nhưng dẻo, chả bì làm ngon miệng, dễ ăn; sườn chế biến đậm đà, mềm ngọt… Đó là những gì mà đa số khách nhận xét về cơm tấm quán Dũng.
Ngoài cơm tấm, bánh xèo là "món tủ" thứ 2. Quán có khu bếp chuyên chế biến bánh xèo trực tiếp ngay trước mặt khách giống như các tiệm vỉa hè bình dân, nên khá lôi cuốn thực khách.
Bánh xèo quán Dũng khác biệt trước tiên là về độ lớn. Mỗi chiếc to gấp 3-4 lần loại bánh con con đại trà ở Hà Nội, chỉ một suất thôi bưng ra cũng đủ “hoành tráng” một góc bàn. Kế đó là loại vỏ bánh đặc biệt, có 2 phần rõ rệt, phần rìa không nhân mỏng, giòn tan; phần bên trong mềm dai hơn. Khi ăn, bạn còn cảm nhận được vị ngậy thoang thoảng của nước cốt dừa.
Một ưu điểm nữa, bánh không hề chiên bằng dầu mỡ nên khô ron mà ăn chẳng ớn ngấy. Điều này bạn dễ dàng kiểm chứng được nếu chịu khó đi ra khu bếp để tận mắt nhìn chị chủ quán chế biến món.
Quán có khu bếp chế biến bánh xèo ngay trước mặt khách.
Vỏ bánh xèo có phần rìa mỏng, giòn tan...
... phần bên trong mềm dai hơn.
Nhân bánh xèo ở đây cũng chủ yếu là thịt bò, tôm nhỏ và giá đỗ, ngoài ra phong phú hơn khi có cả nấm kim châm hay đỗ xanh. Nhìn chung, loại bánh xèo được chủ quán quảng cáo rằng đúng điệu Sài Gòn này khá ngon, khiến bạn thấy lạ miệng hơn đôi chút. Tuy nhiên, làm theo phong cách miền Nam nên nước chấm pha chế thiên về vị ngọt. Nếu không quen, có lẽ bạn sẽ phải tự giam giảm thêm cho hợp khẩu vị.
Nhân bánh đặc biệt hơn với đỗ xanh và nấm kim châm.
Dù không nằm trong nhóm thực đơn chính, nhưng đến đây mà bạn không thưởng thức bánh khọt thì thật lãng phí. Chiếc bánh tròn tròn xinh xinh, dễ bắt mắt khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bánh khọt cũng được chế biến ngay trước mặt khách, phải ăn khi nóng hổi, lúc đó lớp màng ngoài còn giòn giòn, bánh bở thơm mềm, dậy mùi quyện trong nước cốt dừa và nhân tôm thịt vẫn đang ấm nóng. Chiếc bánh nhỏ vừa tầm, độ dày vừa tới nên khách ăn cứ “thun thút” không biết chán.
Bánh khọt của quán rất ngon bạn không nên bỏ qua.
Điểm trừ duy nhất có lẽ giá cả 2 món bánh này không hề rẻ. Bánh xèo là 65.000 đồng/suất còn bánh khọt giá 40.000 đồng/đĩa 5 chiếc. Tuy nhiên, với nhiều người, để được tận hưởng món ngon thì cái giá đó cũng chưa “nhằm nhò gì”.
Địa chỉ: 32 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%