Đi lễ đầu năm với mong muốn cầu năm mới tốt lành, ngoài những phong tục, nét văn hóa được duy trì phục dựng thì giờ đây đi lễ đầu năm còn thêm nhiều hình ảnh đáng suy ngẫm.
Đi lễ đầu năm: Những hình ảnh xót xa tại các địa điểm lễ hội năm nay |
Xô xát, tranh cướp lộc, hỗn chiến... là những hình ảnh không hiếm thấy khi đi lễ đầu năm. Sự phản tâm linh, bát nháo, biến chất... đã khiến các lễ hội mất đi những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Cùng điểm qua những điểm đi lễ đầu năm qua các những hình ảnh khiến chúng ta phải suy ngẫm:
Lễ khai ấn Đền Trần ngày 4/3 (tức ngày 14 tháng giêng) đã được tổ chức tại khu vực đền, đông đảo khách thập phương đã có mặt và chờ đợi tới giờ để được vào xin ấn. Tuy nhiên chỉ ít phút sau khi cửa mở thì hàng nghìn người dân tràn vào Đền Trần gây ra tình trạng tắc nghẽn và hỗn loạn.
Thay vì cúng lễ và xin ấn thì người dân tranh nhau giành giật hoa, bưởi, xoài... trên bàn thờ trước cửa Đền Thiên Trường. Đua nhau len vào trèo lên bàn thờ trong đề để làm lễ và một hình ảnh đáng buồn khi người người dùng tiền lẻ quệt lên thanh kiếm thờ để cầu may mắn. Theo thủ nhang của Đền Thiên Trường cho biết việc thanh kiếm bị di dời khỏi bàn thờ là một việc làm tối kỵ và rất vô văn hóa.
'Tranh cướp' lộc, đồ thờ tại đây đã khiến lễ hội mất đi phần nào nét đẹp truyền thống vốn có. Không ít ý kiến cho rằng đây thực sự là một hành động 'phá hoại'.
Cảnh tượng nhốn nháo, chen lấn thường thấy tại lễ hội. Còn đâu sự tôn nghiêm, linh thiêng tại những nơi người dân đi lễ đầu năm.
Tại lễ hội đền Gióng, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã diễn ra từ mùng 6 đến 8 tháng giêng âm lịch vừa qua, khi nghi thức chính là rước kiệu hoa tre (được kết từ hàng trăm hoa tre bằng cách cắm vào thân một cây chuối cao làm trụ) diễn ra thì một sự việc đáng tiếc đã diễn ra.
Trong khi đoàn rước kiệu đang thực hiện nhiệm vụ thì bị hàng chục thanh niên bất ngờ lao vào tranh cướp để lấy may mắn. Hình ảnh ẩu đả, quá khích đầy bạo lực tại đền Gióng khiến nhiều người cho rằng đây rõ ràng là một vụ đánh nhau chứ không phải phong tục tại lễ hội.
Và đây là hình ảnh cận cảnh được dư luận gọi là 'cướp có văn hóa' tại lễ hội.
Một pha 'cướp có văn hóa' tại lễ hội Cướp phết tại tại xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ.
Bất chấp ăn đòn kể cả đổ máu để được chạm vào quả cầu khiến hội trở nên mất vui.
Trước khi hội Lim (Bắc Ninh, trong 3 ngày, 13-15 tháng giêng) diễn ra đã có quy định cấm các liền anh liền chị ngả nón xin tiền của du khách. Tuy nhiên bất chấp quy đinh, 'nhà quan họ' đã trực tiếp nhận tiền bằng tay.
Ngay trên chiếu quan họ cũng xuất hiện tiền, vô hình đã xóa đi nét đẹp lễ hội văn hóa truyền thống.
Tại chùa Bái Đính, Ninh Bình người dân vô tư 'rải' tiền lẻ, 'nhét' vào tay của các tượng Phật tạo nên một hình ảnh vô cùng phản tâm linh. Vô tình đã nói lên sự thiếu hổng ý thức văn hóa, đặc biệt về văn hóa tín ngưỡng tâm linh, xúc phạm tới thần linh và thể hiện thái độ không tôn trọng đồng tiền của quốc gia.
Đi lễ đầu năm nhiều người không khỏi ái ngại khi chứng kiến những bộ trang phục vô cùng phản cảm khi các bạn trẻ vô tư mặc tới lễ chùa.
Trang phục nhức mắt không phù hợp đến những chốn thời cúng, linh thiêng của một số bộ phận giới trẻ.
Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) hàng năm là ngày lễ lớn nên nhiều người dân, phật tử thường đến viếng chùa và phóng sinh để cầu may. Tuy nhiên thay vì được giải thoát thì những chú chim lại sớm bị chết, ngay chiều hôm qua (5/3) tại các cổng chùa ở Sài Gòn xác của những chú chim đã nằm la liệt ở đây.
Những chú chim phóng sinh vắn số nằm chết ngay sau khi được thả. Vì chúng vốn được săn bắt cho nhu cầu phóng sinh nên sức khỏe yếu vì thế khả năng sống sót là ít.
Cùng với đó không ít những chiếc lồng đặt sẵn đang chờ đón chúng cho những lần phóng sinh tiếp theo...
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Vì sao Đông chí 2024 đặc biệt nhất trong nhiều năm trở lại đây, ngày này cần kiêng kỵ gì?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn