Từ nay tới năm 2015, để có thể giải quyết cơ bản tình trạng úng ngập ở Hà Nội cần hơn 33.000 tỷ đồng và cần thiết phải tăng phí nước thải.
![]() |
Liệu tình trạng ngập lụt có được giải quyết triệt để với 33.000 tỷ đồng? (Ảnh: Internet) |
Theo Quy hoạch Thoát nước Thủ đô đến năm 2030 trình HĐND thành phố, giai đoạn 2011-2015, Hà Nội sẽ giải quyết cơ bản chống ngập úng cho khu vực đô thị trung tâm phía nam sông Hồng đến sông Tô Lịch (gồm các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai) với trận mưa có chu kỳ tính toán 10 năm và khắc phục khoảng 60 điểm ngập úng cục bộ hiện nay.
Thành phố dự tính tổng chi phí đầu tư đến năm 2015 là 33.033,4 tỷ đồng, trong đó tập trung vào hai vấn đề chính là triển khai các dự án liên quan tới hệ thống thoát nước mưa và những dự án nhằm xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
Các dự án chính căn cứ theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 31/5/2012 của UBND thành phố Hà nội về phát triển hạ tầng thoát nước đô thị thành phố giai đoạn 2011-2015. Ngoài ra bổ sung một số dự án xử lý ngập úng cục bộ cần giải quyết trước mắt và một số dự án hiện đang dự kiến thực hiện bằng nguồn vốn ODA.
Chẳng hạn, nhu cầu nguồn vốn cho Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà nội – Dự án II ước tính vào khoảng 3.500 tỷ đồng (vốn JICA), Dự án xây dựng và cải tạo 03 trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế, Đồng Bông I và Đồng Bông II, khu vực phía Tây Hà Nội ước tính cần 650 tỷ đồng (vốn Bỉ) …
Căn cứ vào dự kiến về tổng mức đầu tư, thành phố đề xuất cần xây dựng chương trình kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ các nguồn vốn xã hội hóa (BT, BOT, PPP,…) và vốn ODA từ các nước, các tổ chức tín dụng quốc tế, trái phiếu.
Ngoài ra, để đảm bảo đủ chi phí quản lý vận hành hệ thống thoát nước, thu gom và các nhà máy xử lý nước thải, Hà Nội cần thiết phải thu phí nước thải và tăng phí theo lộ trình. Thành phố dự kiến thu 1.501 đồng/m3 vào năm 2015, 12.200 đồng/m3 đến năm 2020 và 52.500 đồng/m3 đến năm 2050 (tính theo giá hiện tại).
Tuy nhiên, một số đại biểu tỏ ra quan ngại: Với chi phí đầu tư lớn như vậy, liệu tình trạng ngập lụt ở Hà Nội có được cải thiện hay không?
Vấn đề này sẽ tiếp tục được đưa ra thảo luận trong chương trình kì họp thứ 5, HĐND TP. Hà Nội khóa XIV vào hôm nay (12/7).


-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ, số 1 nhiều người không biết mà hưởng
-
Sau sáp nhập tỉnh, người dân có cần đổi biển số xe, đăng ký xe không?
-
Quận đông dân bậc nhất Hà Nội sắp mở rộng đường huyết mạch, hiện tại đang tiến hành thu hồi đất




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'