Trận mưa lớn đầu mùa diễn ra đầu tháng 5 này dù nơi cao nhất chưa tới 40mm, nhưng cũng khiến hàng loạt tuyến phố của Hà Nội ngập sâu trong nước.
|
Trong khi đó phòng dự báo (Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc bộ) cho biết năm nay Hà Nội có khả năng hứng chịu nhiều trận mưa to đến rất to (trên 50mm). Đến nay hệ thống thoát nước khu vực nội thành vẫn chưa được hoàn thiện, nên Hà Nội khó thoát khỏi tình trạng ngập úng trong mùa mưa năm nay.
Mưa nhỏ đã ngập
Trận mưa vào sáng 7/5 vừa qua dù không dồn dập, lượng mưa đo được khá nhỏ: ở Vân Hồ là 38mm, Đồng Bông 15mm, Yên Sở 30mm, Thanh Liệt 34mm, Hồ Tây 16mm (theo Công ty Thoát nước Hà Nội)... Thế nhưng, hàng loạt tuyến phố nội thành Hà Nội đã ngập sâu trong nước, nhiều tuyến ngập kéo dài như phố Thợ Nhuộm, Nguyễn Đức Cảnh, Lĩnh Nam, Nguyễn Xiển, Minh Khai, Thái Thịnh, Hồ Tùng Mậu, quốc lộ 32...
Phố Trương Định, Q.Hoàng Mai, Hà Nội ngập nặng sau cơn mưa ngày 7/5. (Ảnh: NGUYỄN QUANG)
Theo đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội về thực trạng hệ thống thoát nước của TP, hiện nay có tới hơn 126km mương thoát nước tiết diện nhỏ, hiện trạng cao độ đáy không đảm bảo, vừa mới bắt đầu được cải tạo trong giai đoạn II của dự án thoát nước, không đáp ứng khả năng tiêu thoát nước mưa trong năm nay. Ngoài ra, có hơn 300km cống thoát nước chưa hoàn thành cải tạo đưa vào sử dụng, nhiều quận nội thành như Thanh Xuân, Hoàng Mai còn thiếu hệ thống cống thoát nước. Còn rất nhiều hồ trong tổng số 56 hồ điều hòa trên toàn thành phố có tác dụng điều tiết nước mưa vẫn chưa cải tạo xong như hồ Đầm Hồng, Hạ Đình, Rẻ Quạt, Linh Quang...
“Bó tay” với mưa lớn
Theo Công ty Thoát nước Hà Nội, mặc dù hệ thống trạm bơm thoát nước hiện có của TP (gồm trạm đầu mối Yên Sở và 18 trạm bơm cục bộ khác) đều có thể sẵn sàng vận hành phục vụ tiêu thoát nước nhưng chỉ đáp ứng được khi lượng mưa 50-100mm (trong 24 giờ). Nếu lượng mưa vượt trên 100mm, buộc phải tính đến việc phá dỡ toàn bộ đập chắn, đập dẫn dòng trên hệ thống thoát nước.
Theo Sở Xây dựng TP, một số công trình cải tạo hồ, cống hóa mương, hạng mục thoát nước... do UBND các quận, các đơn vị chủ đầu tư khác chưa bàn giao cho công ty thoát nước để vận hành. Trong tổng số 28 công trình cải tạo thoát nước, một số đang chuẩn bị đầu tư, một số chỉ mới bắt đầu thi công, chưa hoàn thành. Dự án thoát nước giai đoạn II với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng, bao gồm 13 gói thầu xây lắp, nhiều gói thầu quan trọng vẫn vướng giải phóng mặt bằng, chưa thể thi công được. Chưa kể theo kiến nghị mới đây của sở với UBND TP, các công trình thoát nước trong năm nay chỉ mới có kinh phí chuẩn bị đầu tư chứ chưa được bố trí đủ kinh phí để thi công.
Ngoài ra, nhiều hạng mục công trình giao thông đang thi công dang dở tại nhiều tuyến đường trên địa bàn TP, đặc biệt là một số dự án tại quốc lộ 1A cũ ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước vốn có và cản trở dòng chảy mỗi khi mưa lớn, làm tăng nguy cơ úng ngập cục bộ tại nhiều điểm.
Tại hội nghị triển khai công tác phòng chống lụt bão năm 2012 do UBND TP. Hà Nội tổ chức mới đây, Sở Xây dựng TP thừa nhận hệ thống thoát nước hiện tại chỉ đáp ứng được nhu cầu thoát nước ở các quận trung tâm với các trận mưa cường độ 172mm/hai ngày. Những trận mưa lớn hơn hoặc các quận xa trung tâm năng lực thoát nước gặp rất nhiều khó khăn, úng ngập vẫn xảy ra.
21 “điểm đen” úng ngập Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, dự báo trong mùa mưa năm nay với những trận mưa lớn hơn 100mm, toàn thành phố sẽ có 21 điểm úng ngập (chỉ giảm được hai điểm so với những năm trước). Nhiều điểm ngập úng nặng, kéo dài như: ngã tư Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu, Lê Duẩn (cửa ga Hà Nội), Tôn Đản - Lê Lai (khách sạn Thủy Tiên - Thành ủy), ngã tư Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh, ngã tư Điện Biên - Nguyễn Tri Phương, Ngọc Khánh, phố Đội Cấn, ngã năm Bà Triệu - Nguyễn Du, ngã ba Nguyễn Công Trứ - Ngô Thì Nhậm, phố Thái Thịnh (trước cửa Viện châm cứu), ngã tư Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ... Đây là những điểm úng ngập kéo dài nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục dứt điểm. |
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%