Thành phố Hà Nội đã hoàn thành tổng hợp ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên địa bàn.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Việt Nam (Đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam nhìn từ trên cao) |
Theo đó, các tầng lớp nhân dân Hà Nội đã phát huy quyền làm chủ, thể hiện sự tâm huyết và tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ để tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp.
Theo HĐND TP Hà Nội, đã có 67 báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức (gồm 38 sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể của TP và 29 quận, huyện, thị xã, tổng hợp ý kiến của 138.664 người, đại diện các tầng lớp nhân dân trên địa bàn) và 1.087 ý kiến cá nhân trực tiếp đóng góp và gửi cho các hội nghị cấp thành phố tổ chức đóng góp về Dự thảo Hiến pháp. Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh đánh giá, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp đã được quan tâm, tuyên truyền sâu rộng đến người dân. Các ý kiến tham gia đều được nghiên cứu sâu và có chất lượng, thể hiện quyền và ý chí của mình, khẳng định được vai trò của người dân (chủ thể quyền lực) trong việc đóng góp ý kiến về Dự thảo Hiến pháp, văn bản pháp lý quan trọng nhất của đất nước.
Liên quan tới những góp ý cụ thể vào Dự thảo Hiến pháp, trong tổng số 1.023 ý kiến đóng góp về Điều 4 Dự thảo Hiến pháp, tất cả đều đồng tình và thống nhất cao với việc cần thiết phải tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc quy định về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân và dân tộc Việt Nam. Thực tế cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo xã hội thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của đất nước. Một số ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình” vào cuối Khoản 1, để thể hiện rõ trách nhiệm của Đảng trước nhân dân. Đáng chú ý, có ý kiến đề nghị bổ sung thêm đoạn “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của nước CHXHCN Việt Nam” vào Điều 1 Dự thảo Hiến pháp, để khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Nhiều ý kiến góp ý tập trung vào vấn đề liên quan đến đất đai, tài nguyên khoáng sản, vấn đề quản lý và sử dụng đất, Nhà nước thu hồi đất của tổ chức, cá nhân. Một số ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “và các dự án phát triển kinh tế - xã hội; để tránh tình trạng lợi dụng việc thực hiện các dự án kinh tế - xã hội tại địa phương để thu hồi đất đai của người dân một cách tuỳ tiện, lợi dụng các chính sách của Nhà nước để kinh doanh trục lợi. Có ý kiến đề xuất đổi cụm từ “bồi thường theo quy định của pháp luật” thành “bồi thường theo giá thị trường” trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất.
HĐND TP Hà Nội thống nhất việc tiếp tục ghi nhận về hình thức sở hữu toàn dân, trong đó khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, để khắc phục những bất cập trong công tác quản lý đất đai trong thời gian qua, cần phải hiến định về nội dung này, làm cơ sở cho Luật Đất đai quy định cụ thể (đặc biệt vấn đề giá đất, việc thu hồi đất trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội).
Xung quanh Chương IV (Bảo vệ Tổ quốc), HĐND TP Hà Nội cơ bản nhất trí như dự thảo. Theo đó, khẳng định bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị là sự nghiệp của toàn dân, trong đó, lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt; tiếp tục khẳng định lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tuyệt đối trung thành với Đảng và bảo vệ Đảng.
Trao bản tổng hợp hơn 8 triệu ý kiến góp ý Dự thảo Hiến pháp Ngày 1/4, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tiếp nhận bàn giao bản tổng hợp ý kiến tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Trân trọng trao bản tổng hợp hơn 8 triệu ý kiến của các tầng lớp nhân dân thông qua hệ thống MTTQ góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, chưa có lần nào các tầng lớp nhân dân quan tâm, theo dõi, góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp nhiều như lần này. Các tầng lớp nhân dân đều rất tâm huyết, nhiệt tình đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm, trí tuệ. Ông Huỳnh Đảm cũng nhấn mạnh, MTTQ cùng các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền các cấp sẽ tạo mọi điều kiện và có những hình thức phù hợp để nhân dân đóng góp ý kiến cho dự thảo cho đến ngày 30/9/2013, với mong muốn Hiến pháp thực sự là của dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?