Những tiếng khóc thảm thương kêu cha, kêu chồng liên tục vang lên trong gió rét khiến người dân vùng biển Thuận An không thể kìm được nước mắt.
Chiếc tàu đắm đang được trục vớt. |
Chỉ trong phút chốc, bốn người đàn ông trụ cột trong gia đình của họ đã bất ngờ tử nạn trên biển khi chiếc tàu đánh cá bị sóng đánh chìm xuống biển.
Các ngư dân bị tử nạn do bị mắc lưới đánh cá trên tàu
Chiều tối 18/1, PV tìm đến nhà ông Hồ Văn Hiền (43 tuổi, ngụ thôn Hải Tiên, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế), thuyền trưởng tàu cá TTH - 6629, người sống sót duy nhất trên chuyến tàu đánh cá định mệnh để ghi nhận thông tin về vụ tai nạn kinh hoàng vừa xảy ra. Đến thời điểm hiện giờ, trên khuôn mặt của ông Hiền vẫn chưa hết hoang mang, bàng hoàng trước vụ tai nạn quá thảm khốc xảy ra với mình. Dõi mắt nhìn ra xa, ông Hiền bảo: "Tai nạn xảy ra thảm khốc quá, chỉ trong phút chốc, bốn ngư dân trên tàu đánh cá của tôi đã tử nạn vô cùng thương tâm. Tết nhất đến nơi rồi... đau lòng quá".
Cố gắng trấn tĩnh lại mọi chuyện đã qua, ông Hiền cho biết: "Cách đây mấy ngày, tôi cùng các thuyền viên Nguyễn Văn Hai (42 tuổi), Võ Văn Hoàng (42 tuổi, cùng ngụ thôn An Hải, thị trấn Thuận An), Phạm Tòa (42 tuổi, ngụ thôn Hải Bình, thị trấn Thuận An), Phạm Thú (56 tuổi, ngụ thôn An Hải, thị trấn Thuận An) chuẩn bị các vật dụng cần thiết lên tàu cá mang số hiệu TTH - 6629, công suất 72CV rồi cùng hai tàu đánh cá khác ra khơi đánh bắt ghẹ bán cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 sắp tới".
Ông Hiền cho biết thêm: "Vào rạng sáng 18/1, tôi nghe thông báo thời tiết xấu đang xuất hiện trên biển, với đợt gió mùa cấp 8-9, biển động mạnh, tôi liền cho tàu quay vào bờ ngay. Khoảng 6h45 sáng cùng ngày, khi tàu chạy vào cửa biển Thuận An (thị trấn Thuận An), cách bờ khoảng 1km thì bất ngờ tàu bị chết máy và bị mắc cạn. Do sóng lớn, gió mạnh, con tàu bị đánh xoay ngang. Ngay sau đó, con tàu phải hứng chịu liên tục các cơn sóng lớn đánh vào. Một thời gian ngắn sau con tàu bị đánh nát, từ từ chìm xuống biển. Do tai nạn xảy ra quá bất ngờ, tôi cùng bốn ngư dân trên tàu nhanh chóng mặc áo phao, nhảy xuống biển để tránh bị cuốn vào bên trong tàu".
"Tuy nhiên, khi nhảy xuống biển, do vướng dây chằng chịt, lưới đánh cá trên tàu bung ra, cả năm người trên tàu đều bị dính lưới. Do đối mặt với nguy cơ bị lưới kéo chìm xuống biển, một số người phải cởi áo phao để tìm đường thoát. Do thời tiết cuối năm giá rét, chỉ sau thời gian ngắn ngâm mình dưới biển, tất cả đều lạnh cóng. Sau đó, tất cả bị sóng lớn đánh trôi môi người một ngả. Vào thời điểm cận kề cái chết, tất cả đều ra tín hiệu cầu cứu khắp nơi. Tuy nhiên, do sóng quá lớn, che khuất tầm nhìn nên không ai nhìn thấy con tàu và các ngư dân trên tàu đang gặp nạn", ông Hiền kể.
Trong cơn hoảng loạn, ông Hiền thấy các ngư dân khác đang bị mắc lưới và quẫy vùng tìm đường thoát. Khi thấy một tấm phao từ con tàu bị đánh nát, ông Hiền liền bơi tới bám chặt. Khi bớt hoảng loạn, ông Hiền cô gắng bơi ra khỏi khu vực con tàu chìm để tránh bị lưới quấn vào người. Ông Hiền cho hay: "Sau hơn 2h trôi dạt trên biển, người tôi tê cứng, không còn đủ sức để kêu cứu được nữa. Khi tưởng mình sắp chìm xuống biển vì không thể bám được nữa thì tôi may mắn gặp lực lượng cứu hộ. Ngay sau đó, tôi được lực lượng cứu hộ đưa lên tàu và đưa vào bờ an toàn".
Theo ông Hiền, khi được cứu lên bờ, ông vô cùng lo lắng cho sự an nguy của các ngư dân trên tàu của mình. Trong hoàn cảnh của mình, ông chỉ trông mong lực lượng cứu hộ cứu được những người còn lại đang vẫy vùng dưới biển. Tuy nhiên, đến bây giờ, ông hoàn toàn mất hết hy vọng khi nắm được tin từ người thân là tất cả các ngư dân của mình đều đã tử nạn.
Đau thương những vành khăn trắng ngày giáp Tết
Đến sáng 19/1, nỗi tang thương bao trùm lấy vùng quê nghèo An Hải (thị trấn Thuận An) bởi những vòng khăn tang. Bởi, nơi đây có đến ba ngư dân trên con tàu đánh cá tử nạn là ông Hai, ông Hoàng và ông Thú. Tìm đến đám tang của ông Hai, PV không thể giấu được những giọt nước mắt khi phải chứng kiến tiếng khóc xé lòng từ những người thân. Chia sẻ với PV, bà Sáu Út, một người dân hàng xóm của ông Hai cho biết: "Gia đình anh Hai thuộc diện khó khăn tại địa phương. Đi biển chuyến này, anh Hai muốn kiếm được chút tiền để sắm thêm bộ quần áo mới cho con, cho vợ sắm tết. Nhưng giờ đây, ước nguyện ấy đã không bao giờ thực hiện được. Từ khi biết tin chồng tử nạn trên biển, vợ con anh Hai như chết lặng. Tại bờ biển, vợ con anh Hai khóc ngất mãi không thôi...".
Tìm đến gia đình của chị Nguyễn Thị Tuyết, vợ của ngư dân Võ Văn Hoàng, PV thấy hàng chục người dân, họ hàng đang tất bật tổ chức lễ tang cho người xấu số. Do gia cảnh khó khăn, đám tang của anh Hoàng được tổ chức khá đơn sơ. Từ khi tìm được xác anh Hoàng, chị Tuyết đau đớn cùng cực. Tại bờ biển, nơi anh Hoàng tử nạn, chị Tuyết ôm con trai vào lòng mà kêu gào tên chồng thảm thiết, mong có một phép màu để chồng có thể sống trở lại....
Trước sự mất mát quá lớn, ông Hiền buồn bã tâm sự: "Chuyến đi này, tôi cùng các anh em thuyền viên đều mong muốn đánh bắt được nhiều ghẹ để kiếm tiền lo cho cái tết sắp đến thật đầm ấm. Ngày đầu tiên lên đường, các anh em thuyền viên trò chuyện rôm rả về cái tết sắp đến. Chúng tôi không thể ngờ rằng, khi tàu vào cửa biển Thuận An thì bất ngờ gặp sóng to, gió lớn. Việc các anh em thuyền viên mất đi, tôi vô cùng đau xót. Tuy nhiên, nghĩ đến vợ con của các anh em thuyền viên đều nghèo khó khiến tôi càng đau xót hơn".
Nhiều người dân ngụ thị trấn Thuận An cho biết, từ khi xảy ra vụ tai nạn đến giờ, hàng trăm người dân tại địa phương đổ ra bãi biển, nơi nằm gần vụ tai nạn phối hợp cùng lực lượng chức năng thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn. Khi thi thể các ngư dân xấu số được đưa lên bờ, người dân không nề hà khó khăn lao vào giúp đỡ đưa về nhà tổ chức lễ mai táng. Trong thâm tâm người dân thị trấn Thuận An, người nào cũng đau xót và thể hiện lòng tiếc thương vô hạn đến những ngư dân xấu số. Bà Nguyễn Thị Năm (ngụ thị trấn Thuận An), nước mắt ngắn dài chia sẻ: "Bi ai đang bao trùm lấy vùng quê nghèo chúng tôi. Giờ đây, người dân chẳng ai mong tết nữa".
Chất lượng con tàu có vấn đề
Trao đổi với PV, thượng tá Nguyễn Đăng Tâm, Trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết: "Ngay khi nhận được tin báo về vụ việc, chúng tôi nhanh chóng huy động lực lượng thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn. Ngay sau đó, lực lượng biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Hiện nguyên nhân vụ tai nạn ban đầu được chúng tôi xác định là do sóng to, gió lớn khiến con tàu mắc cạn và bị đánh chìm".
Theo tìm hiểu của PV, khi người dân cùng lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế trục vớt con tàu gặp nạn đã nát bét lên bờ, nhiều người dân vô cùng sửng sốt khi thấy nhiều thân gỗ trên con tàu đã mục nát. Nhiều tấm ván trên con tàu có dấu hiệu của mối mọt, khi cầm mạnh thì bị vỡ nát ra ngay.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%