Đậu nành vốn là thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng gần đây nó là mối lo ngại của cánh mày râu bởi thông tin làm giảm bản lĩnh cánh mày râu.
Đậu nành có thực sự gây 'yếu' ở quý ông? (ảnh minh họa) |
Hầu hết cánh mày râu cho rằng, việc dùng các chế phẩm từ đậu nành sẽ gây suy giảm sinh lý, tinh trùng yếu, làm giảm khả năng phòng the. Những thực phẩm, đồ uống được chế biến từ đậu nành bị gạt ra khỏi thực đơn hàng ngày, nhưng điều đó có thật sự cần thiết?
Lý giải mối lo ngại này, bác sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe giới tính Trương Gia Bảo - tổng đài Sức khỏe Việt cho biết: trong thành phần đậu nành, sự có mặt của chất isoflavon làm các quý ông lo ngại bởi chất này có cấu trúc hóa học gần giống với estrogen. Estrogen là hormone giới tính quyết đinh sự mềm mại của làn da, dáng vóc… mang đặc trưng của nữ giới. Hormone này cả nam và nữ đều có nhưng với tỷ lệ khác nhau tạo nên đặc trưng giới tính khác nhau (ở nam là 20%, nữ là 80%).
"Cánh mày râu cho rằng, khi ăn đậu nành, hàm lượng isoflavon trong đó sẽ kết hợp với 20% estrogen trong cơ thể họ làm mất đi chất nam tính, gây nữ hóa và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản nam giới", bác sĩ Bảo lý giải.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết, cho tới nay, Bộ Y tế vẫn chưa có một văn bản nào công bố chính thức về vấn đề này.
Mặt khác, gần đây, nghiên cứu của giáo sư San Da Lee (Hàn Quốc) và cộng sự cho thấy: Tiêu thụ 30-60mg isoflavon mỗi ngày không thấy sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng tinh trùng.
Ngoài ra, bác sĩ Bảo cho biết thêm, tổ chức Y tế thế giới, Cục Thuốc và Thực phẩm của Mỹ cũng chưa có một khuyến cáo nào cho rằng ăn các thực phẩm từ đậu nành ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của nam giới. Trong khi đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, isoflavon trong đậu nành là một loại estrogen thực vật nên tác dụng của nó trên giới tính thấp hơn estrogen động vật khoảng 500-1000 lần.
"Thực tế, chưa có một bằng chứng khoa học nào trên thế giới cho thấy các sản phẩm từ đậu nành ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản nam giới như đồn đại của nhiều người", bác sĩ Trương Gia Bảo khẳng định.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%