Để cứu bố ngoài 80 tuổi, hơn 1 năm nay ngày nào bà Hồng phải tự tay mình cắt đi những phần thịt thối trên cơ thể ông, tra thuốc mong kéo dài sự sống.
Đã 3 năm nay ông Nguyễn Văn Thịnh (83 tuổi) bố chồng của bà Hồng bị tai biến mạch máu não |
Chúng tôi tìm về gia đình bà Phạm Thị Hồng (SN 1957) ở xóm Ái Quốc, xã Diễn Hồng (Diễn Châu, Nghệ An) khi mặt trời đã đứng bóng. Vừa tới đầu làng hỏi thăm nhà bà Hồng, chị Nguyễn Thị Hải ở đầu xóm bảo: “Các chú hỏi nhà bà Hồng có con bị bệnh tim, bố chồng nằm liệt giường phải không? Bà ấy đi làm đồng mới về đấy. Không biết bà ấy số gì mà khổ đến như vậy nữa. Chồng thì mất sớm, một tay chăm hết bố mẹ chồng bị liệt cả chục năm. Rồi đứa con gái cũng bị bệnh tim bẩm sinh”.
Có mặt tại gia đình bà, cũng là lúc bà Hồng đang làm công việc là “cắt từng miếng thịt” thay bông băng cho bố chồng trên giường bệnh. Thấy chúng tôi đến bà vội vàng phân trần với khách: “Hôm nay phải đi ra đồng từ sớm bây giờ tôi mới về đến nhà nên tranh thủ thay băng cho ông luôn. Các anh thông cảm ngồi uống nước”.
Hàng ngày để duy trì sự sống cho bố chồng, bà Hồng phải tự tay cắt đi những phần thịt bị thối, rửa vết thương thay băng cho ông Thịnh.
Đã ba năm nay ông Nguyễn Văn Thịnh (83 tuổi - bố chồng) bị tai biến mạch máu não phải nằm liệt giường như người thực vật. Cũng chỉ vì điều kiện gia đình quá khó khăn nên bà Hồng không thể đưa bố chồng đi chạy chữa ở bệnh viện được mà bà chỉ giám xin đơn thuốc về nhà tự điều trị cho ông ấy. Cũng do nằm một chỗ, ở một tư thế quá lâu nên cơ thể ông Thịnh nhiều chỗ thịt bị thối rửa, bong tróc trong đến thảm thương. Và hằng ngày bà Hồng một mình tự thay băng, rửa vết thương rồi cắt đi những phần thịt thối mong kéo dài sự sống cho bố chồng thêm ngày nào hay ngày ấy.
“Cho dù phải làm việc này đến khi nhắm mắt tôi cũng xin được làm cả đời. Chỉ mong ông ở lại với con với cháu. Mấy hôm nay ông yếu hơn trước nhiều lắm, ăn cũng không được mà những vết thương cứ lở loét dần ra rộng và sâu hơn. Có lẽ phải đưa ông đi viện để khám lại những phần bị thối, nhưng... giờ thì chẳng biết lấy đâu ra tiền cả nhà báo à”, nói đoạn bà Hồng đưa đôi mắt nhìn quanh căn nhà trống trơn rồi giọng bà chùng xuống chìm vào im lặng.
Không những bị lở loét, nhiễm trùng ở phần lưng và bụng. Đôi chân ông Thịnh còn gầy tóp, khắp nơi thối rữa.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng quê lúa Yên Thành, Nghệ An. Sau những năm tháng sống, chiến đấu cống hiến tuổi xuân cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, bà Hồng gặp và kết duyên với anh bộ đội làng lúa làm việc trong đội xây dựng. Biết bao hoài bão, ước mơ cho gia đình hạnh phúc đã vụt tan khi người chồng đoản mệnh đã bỏ mẹ con bà ra đi vì căn bệnh ung thư, khi đứa con gái đầu lòng chưa kịp cất tiếng gọi cha.
Từ ngày chồng mất một mình bà phải nai lưng cáng đáng mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình. Lúc đó, vừa nuôi đứa con nhỏ, bà còn phải chăm sóc một cụ cố đã ngoài trăm tuổi, bố mẹ chồng già yếu thường xuyên đau ốm. Không lâu sau người mẹ chồng cũng bị tai biến mạch máu não phải nằm liệt giường suốt 11 năm trời cũng một tay bà lo lắng chăm sóc. Cách đây 3 năm người bố chồng cũng ngã gục vì căn bệnh tai biến mạch máu não.
Sóng gió của cuộc đời hết lần này đến lần khác nhấn chìm ngôi nhà nhỏ vào đau thương mất mát. Gánh nặng cuộc đời cứ đổ dồn lên đôi vai gầy chai sạm của người phụ nữ bất hạnh. Bà càng đau xót hơn khi chồng mất không được bao lâu thì bà biết tin đứa con gái duy nhất của mình là Nguyễn Thị Thủy (SN 1983) bị căn bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy Thủy không thể lớn khỏe như biết bao đứa trẻ cùng trăng lứa khác.
Bây giờ ngoài chăm sóc cho người bố chồng liệt giường, Bà Hồng còn phải lo lắng cho đứa cháu ngoại mới được gần 5 tháng tuổi và con gái ốm yếu.
“Năm đó chồng vừa mới mất, thấy con thường khó thở ít ăn, không thấy lớn. Tôi đưa cháu đi khám thì biết cháu bị bệnh tim bẩm sinh. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn quá tôi không có điều kiện để chạy chữa phải đưa nó về nhà chịu khổ cho đến nay”. Bà Hồng chua chát nhìn đứa con gái, thương con bà cũng chỉ biết khóc nghẹn trong lòng.
Sinh ra đã yếu ớt lại mắc thêm căn bệnh tim bẩm sinh không được điều trị nên cơ thể chị Thủy lúc nào cũng tiều tụy, chị không thể làm được bất kỳ việc gì nặng nhọc. Trải qua bao lần chết đi sống lại, cuộc đời của chị cứ trôi đi trong triền miên những ngày đau ốm. Đã hơn 30 mùa lá rụng đi qua, nhưng Thủy vẫn chưa có đám nào dạm hỏi.
Chị Nguyễn Thị Thủy (SN 1983) con gái duy nhất của bà Hồng. Chị bị căn bệnh tim bẩm sinh nên sức khỏe vô cùng yếu ớt. Người chồng sở khanh đã bỏ mẹ con chị ra đi, bây giờ đến chăm sóc bản thân chị cũng không thể tự làm được. Mọi sinh hoạt đều giữa vào người mẹ tần tảo.
Tuy nhiên, năm 2012, Thủy gặp và đem lòng yêu thương một người con trai có quê ở Nam Định. Những tưởng người ta đến với mình thật lòng nên chị “yêu từ cái nhìn đầu tiên”. Nào ngờ sau ngày đám cưới không lâu chồng chị lộ nguyên hình là một gã sở khanh lừa đảo. Suốt ngày hắn chỉ biết rượu chè cờ bạc. Mặc dù gia đình đã hết sức can ngăn nhưng gã vẫn chứng nào tật nấy rồi bỏ mẹ con chị đi biền biệt.
Ngày chồng bỏ đi cũng là thời khắc Thủy đau đớn vượt cạn. Chị sinh hạ đứa con gái kháu khỉnh đặt tên là Phạm Thị Ngọc Ánh. “Sinh con xong tôi mới biết anh ấy đã bỏ mẹ con tôi mà đi. Tôi liên lạc vào máy điện thoại thì không ai trả lời. Bây giờ cháu nó cũng đã được gần 5 tháng mà anh ấy cũng chưa một lần về thăm hai mẹ con”, Thủy nói trong nước mắt.
Mặc dù mẹ không có sữa bé Ngân (5 tháng tuổi, con gái chị Thủy) phải dùng sữa ngoài mỗi ngày nhưng dường như ông trời phù hộ bé rất kháu khỉnh và đáng yêu.
Hiện tại mọi công việc trong gia đình từ chăm sóc người bố chồng đang nằm liệt giường đến lo lắng cho con gái bị tim bẩm sinh và đứa cháu 5 tháng tuổi đều do một mình bà Hồng lo liệu. Hơn thế nữa từ khi sinh con chị Thủy vì sức khỏe quá yếu nên không có sữa để nuôi con. Nhiều hôm không vay nổi tiền mua hộp sữa cho cháu bà Hồng phải nuốt nước mắt chắt (gạn lấy) nước cơm cho cháu uống cầm cự qua ngày.
Trao đổi về hoàn cảnh gia đình bà Phạm thị Hồng, ông Nguyễn Hữu Quang - Bí thư chi bộ xóm Ái Quốc xúc động: “Tôi không biết bà ấy lấy thời gian đâu mà đi làm nữa, vừa chăm con chăm cháu rồi lại phải điều trị cho bố chồng đang nằm liệt giường. Số bà ấy thật quá khổ. Rất mong các đơn vị tổ chức rộng lòng nhân ái cứu giúp cho gia đình bà ấy qua cơn hoạn nạn này”.
Đơn xác nhận khó khăn của gia đình bà Hồng.
Bây giờ khi đã ở bên kia sườn dốc của cuộc đời, dường như mọi gánh nặng đã quá sức chịu đựng của bà. Trước lúc nhắm mắt xuôi tay bà chỉ ước có đủ tiền đưa bố chồng mình một lần đi bệnh viện. Có đủ tiền để đưa con gái đi phẫu thuật bệnh tim. Để cho chị Thủy có đủ sức khỏe chăm sóc cho bản thân, lo lắng cho con cái. Nhưng dường như những điều ước ấy đối với bà nó quá xa vời và không thể nào thành được hiện thực.
“Tôi chỉ ước thế thôi! Chứ đến tiền ăn hàng ngày còn không có lấy đâu tiền đưa ông đi viện? Rồi phẫu thuật tim cho con gái”. Bà nói mà ánh mắt cứ nhìn xa vào không trung như đang mơ một giấc mơ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Bà Phạm Thị Hồng, xóm Ái Quốc, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
ĐT: 01662.297.918 - chị Thủy, con gái bà Hồng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%