Sau 1 năm thực hiện đánh giá học sinh tiểu học, một số giáo viên vẫn có tâm lý ngại thay đổi, làm theo lối mòn, rập khuôn nên học sinh khó tiến bộ.
|
Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2014-2015 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2015-2016 ngày 12.8, lãnh đạo một số sở GD-ĐT cho biết, nhiều giáo viên đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét vẫn rập khuôn, làm hình thức.
Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, cách cho điểm từ lâu đã trở thành thói quen nên một bộ phận cha mẹ học sinh chưa đồng tình với cách đánh giá mới. Phụ huynh khó xác định mức độ học tập của con em mình.
Ngoài ra, một số giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ngại thay đổi, chỉ thích làm theo lối mòn, rập khuôn. Để nhẹ nhàng trong công việc, nhiều giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu.
"Số học sinh trong một lớp đông nên khối lượng công việc giáo viên phải thực hiện còn nhiều. Điều này dẫn tới sai sót. Nhiều khi giáo viên thực hiện đánh giá học sinh theo kiểu qua loa, chiếu lệ, làm cho xong việc", vị đại diện này nói.
Nhiều giáo viên vẫn bỡ ngỡ, lúng túng trong cách đánh giá học sinh tiểu học
Trong khi đó, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An bày tỏ: Tâm lý xem điểm số là thước đo giá trị của học tập nên nhiều giáo viên không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng.
Theo vị đại diện này, nhiều giáo viên còn nhận thức theo dạng quy đổi từ đánh giá bằng điểm sang nhận xét. Ví dụ: Bài đạt điểm 9, 10 giao viên ghi: "Cô khen con". Bài chưa đạt yêu cầu, giáo viên ghi: "Con cần cố gắng".... Đây là những nhận xét chung chung, ít có tác dụng khuyến khích học sinh tiến bộ.
Cũng theo vị này, nhiều cha mẹ học sinh kỳ vọng ở thành tích học tập của con nên ngay từ tiểu học đã không đồng tình với cách đánh giá mới. Họ cho rằng, cách đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét khó phân chia thứ hạng.
Cùng quan điểm với lãnh đạo Sở GD-ĐT Nghệ An, Đồng Tháp, đại diện Sở GD-ĐT Thái Bình cũng chia sẻ: Trong tiết học, một số giáo viên lạm dụng quá nhiều lời khen khiến lời khen ít giá trị đối với học sinh. Hơn nữa, lời nhận xét, tư vấn của giáo viên trong vở học sinh đôi lúc chưa cụ thể, mạch lạc.
Do đó, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đề xuất tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh thông qua phiếu nhận xét, hoặc trao đổi trực tiếp.
“Mối liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh sẽ giúp đánh giá toàn diện năng lực, phẩm chất của học sinh”, lãnh đạo Sở GD-ĐT Thái Bình cho hay.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Vinh Hiển- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, thời gian tới Bộ sẽ thực hiện có hiệu quả đổi mới đánh giá học sinh tiểu học.
“Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ giáo viên thực hiện các hình thức kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh, đảm bảo đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?