Sáng ngày 29/7, TAND tối cao đã mở phiên xét xử phúc thẩm các bị cáo trong vụ án Đoàn Văn Vươn về tội danh “Giết người", "Chống người thi hành công vụ”.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 29/7 - (Ảnh chụp qua màn hình TV) |
* Tiếp tục cập nhật
11h10: Phiên tòa tạm nghỉ. 14h chiều nay phiên tòa tiếp tục làm việc.
9h20: Sau phần hội ý, HĐXX cho biết: không chấp nhận yêu cầu triệu tập những người mà luật sư Trần Vũ Hải yêu cầu vì không cần thiết.
Kết thúc phần tố tụng, HĐXX chuyển sang phần xét hỏi. Thẩm phán Nguyễn Vinh Quang thông qua nội dung bản án sơ thẩm đã được TAND T.P Hải Phòng tuyên trong phiên sơ thẩm vào đầu tháng 4/2013.
09h10: HĐXX tạm dừng để hội ý xem xét về yêu cầu của đại diện các luật sư bào chữa cho các bị cáo.
9h: HĐXX hoàn tất việc kiểm tra lý lịch các bị cáo, bị hại, người được mời tham dự phiên tòa và phổ biến quyền lợi, nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng.
Các bị cáo, bị hại không yêu cầu thay đổi thành phần HĐXX và luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho mình.
Bị cáo Đoàn Văn Vươn tại phiên tòa hôm nay 29/7 - Ảnh chụp qua màn hình
Đại diện các luật sư bào chữa cho bị hại, luật sư Trần Vũ Hải đề nghị HĐXX: Yêu cầu triệu tập các ông Lê Văn Hiền, Nguyễn Văn Khanh, Phạm Xuân Hoa làm rõ việc có cưỡng chế ngoài vùng cưỡng chế 19,3ha hay không, sơ đồ cưỡng chế; ông Lưu Trọng Hân (trưởng đài Phát thanh huyện Tiên Lãng để làm rõ về băng ghi hình ông Hân được giao nhiệm vụ quay toàn bộ trước, trong và sau vụ cưỡng chế để làm tài liệu); Trung tá Lê Văn Nga người ký văn bản thi hành công vụ từ phía các chiến sỹ của BCHQS huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Tất Thành (người có lời khai quan trọng); Lê Thanh Liêm chủ tịch UBND xã Vinh Quang người có lời khai quan trọng...
Ngoài ra, ông Hải đề nghị triệu tập 17 nhân chứng do Đoàn Văn Vươn cung cấp; đại diện UBND huyện Tiên Lãng, Công an huyện Tiên Lãng về việc thi hành công vụ; đại diện VTV, ANTV về nội dung phóng sự phát ngày 05/1 về việc tường thuật sự kiện… rất chân thật và đã được công bố công khai; đại diện người ký biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05/1/2012 để làm rõ các vấn đề trong biên bản; yêu cầu tòa phát đoạn băng ghi hình này;
Đại diện VKSND tối cao đưa ý kiến: về đề nghị của luật sư Trần Vũ Hải, VKSND tối cao cho rằng đủ điều kiện triệu tập đến tòa những bị hại đồng thời là người tham gia công vụ trong vụ cưỡng chế đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý; không cần thiết triệu tập những người mà luật sư bào chữa cho bị hại yêu cầu.
Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Vinh Quang cho biết, HĐXX đã nhận được đơn, gửi yêu của các bị cáo Đoàn Văn Vươn trước khi phiên tòa được tiến hành.
Hội đồng xét xử phúc thẩm sáng 29/7 - (Ảnh chụp qua màn hình TV)
Vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại khu đầm bãi Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng vào thời điểm đầu tháng 1/2012.
Ông Nguyễn Vinh Quang (thẩm phán TAND tối cao) được phân công làm Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa; các thẩm phán Nguyễn Đắc Uyên, Đinh Thị Lý (thẩm phán TAND tối cao); đại diện VKSND tối cao, ông Lê Thụ Bình- KSV tham gia HĐXX; thư ký phiên tòa gồm bà Tạ Thị Hương Lý, Thái Thị Thanh Bình (cán bộ tòa phúc thẩm TAND tối cao).
Các bị cáo Đoàn Văn Vươn (SN 1963); Đoàn Văn Quý (SN 1966); Đoàn Văn Sịnh (SN 1957); Đoàn Văn Vệ (SN 1974) bị xét xử theo tội danh “Giết người” quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Các bị cáo Phạm Thị Báu (tên gọi khác: Phạm Thị Hiền, SN 1982); Nguyễn Thị Thương (SN 1970) bị xét xử về tội danh “Chống người thi hành công vụ” theo điểm d, khoản 2, điều 257 Bộ Luật Hình sự.
Tại phiên xét xử phúc thẩm, các luật sư bào chữa cho các bị cáo gồm luật sư Trần Vũ Hải; Hà Huy Sơn; Nguyễn Hà Luân; Vũ Văn Lợi; Nguyễn Việt Hùng, Đinh Xuân Nhật, Ngô Văn Thắng.
Luật sư Dương Văn Thành bảo vệ quyền lợi ích cho các bị hại.
Người bị hại trong vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” gồm các nạn nhân: Lê Văn Mải (bị 8 vết thương trong đó 4 vết ở vùng lưng); Nguyễn Văn Phong (bị 14 vết thương); Đào Văn Đức (bị vết thương ở mặt); Đỗ Xuân Trường (bị 9 vết thương); Vũ Anh Tuấn (bị 23 vết thương); Đào Trọng Dũng (bị 3 vết thương); Lê Văn Ghi (bị 16 vết thương).
Các bị hại này là cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại Công an huyện Tiện Lãng, BCH Quân sự huyện Tiên Lãng được yêu cầu tham gia trong đoàn công tác cưỡng chế.
Tại phiên xét xử phúc thẩm, nhiều bị hại đã có đơn vắng mặt có xác nhận của đơn vị, cơ quan đang công tác.
Cán bộ thuộc Phòng Giám định pháp lý (Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an) được mời đến phiên tòa để đối chất về hồ sơ giám định.
Tại phiên xét xử vào đầu tháng 4/2013, TAND TP Hải Phòng tuyên phạt ông Đoàn Văn Vươn và em trai Đoàn Văn Quý mỗi người 5 năm tù tội Giết người, ông Đoàn Văn Sịnh bị phạt 3 năm 6 tháng tù, ông Đào Văn Vệ lĩnh 2 năm tù. Bà Báu bị phạt 18 tháng tù treo, thử thách 36 tháng, bà Thương bị phạt 15 tháng tù treo, thử thách 30 tháng. Không đồng ý với bản án sơ thẩm tuyên về mức án đối với người thân phạm tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”, bị cáo Phạm Thị Báu đã có đơn kháng cáo. Bị cáo Báu cho rằng chồng mình ông Đoàn Văn Quý chỉ phạm tội phòng vệ chính đánh, còn mình và chị dâu không phạm tội Chống người thi hành công vụ. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?