Người trẻ thường mắc một số sai lầm về cách chi tiêu và quản lý tiền bạc tưởng rằng không quan trọng nhưng lại có hệ lụy lớn về lâu về dài.
|
Chưa phải gánh vác trách nhiệm gia đình, vẫn còn trong giai đoạn “ăn chơi” sung sức… có rất nhiều lí do để người trẻ tuổi không dành nhiều mối quan tâm đến những kế hoạch tài chính lâu dài. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một cuộc sống bớt lo toan tiền bạc về sau, hãy tránh những sai lầm thường gặp dưới đây.
1. Không đóng bảo hiểm
Nhiều bạn trẻ thường không coi trọng hay thậm chí không nhận thức về tác dụng của việc đóng bảo hiểm. Những loại bảo hiểm phổ biến hiện nay như bảo hiểm nhân thọ, hay bảo hiểm y tế… sẽ giúp bạn giải quyết đáng kể nỗi lo tài chính cho tương lai lâu dài cũng như những tình huống xấu khó lường trước. Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ, vì vậy bạn nên có sự chuẩn bị tài chính từ trước để có thể hạn chế tối đa những thiệt hại không mong muốn.
2. Không tiết kiệm tiền
Cũng giống như việc đóng bảo hiểm, một khoản tiết kiệm dù nhỏ bé nhưng cũng có thể góp phần đảm bảo cho tương lai về sau của bạn. Nhiều người thường có quan điểm làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, nhưng không ai lường trước được những nhu cầu cấp thiết có thể nảy sinh trong tương lai. Bạn có thể đi vay rồi trả sau đó, tuy nhiên bạn có thể chủ động và ít gặp phiền phức hơn nếu có sẵn trong tay khoản tiền dự phòng.
3. Tiêu nhiều hơn kiếm
Một sai lầm phổ biến ở những người trẻ là chi tiêu không hợp lý, dẫn đến tình trạng cháy túi và thường xuyên vay tiền dẫn đến nợ nần chồng chất. Để khắc phục sai lầm này, bạn cần có một kế hoạch chi tiêu thật hợp lý với những khoản chi quan trọng cần được đặt lên hàng đầu và những khoản chi phụ kèm theo. Việc kiềm chế bản thân khỏi những nhu cầu chi tiêu không cần thiết cũng là một điều rất quan trọng để bạn có thể chi đúng, chi đủ và không phải hối hận về sau. Nếu bạn cảm thấy không tin tưởng vào khả năng kiềm chế của mình, bạn có thể sử dụng dịch vụ tiết kiệm tự động ở ngân hàng để hạn chế bớt khoản tiền nhàn rỗi của mình.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Ngành học cần 10.000 nhân lực mỗi năm, thu nhập 60 triệu đồng/tháng, được Bộ Giáo dục đề nghị miễn, giảm học phí
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước