Khẳng định trong số 108 trường hợp tử vong chỉ có 25 trường hợp là do sởi, Bộ Y tế khẳng định không giấu dịch, trong khi phác đồ điều trị mới tiếp tục đưa ra bàn thảo.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đến thăm khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương |
Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong số 103 trường hợp tử vong ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có 25 ca tử vong do sởi, 78 ca còn lại bệnh tình nặng, xin về và tử vong do mắc sởi kết hợp với các bệnh nền khác như viêm phổi, viêm đường hô hấp, tim mạch, suy dinh dưỡng… Ngoài ra, Bệnh viện Bạch Mai cũng báo cáo 4 ca, Bệnh viện Nhiệt đới có 1 ca tử vong do sởi.
"Số mắc sởi tại cộng đồng năm nay có thấp hơn so với đợt dịch năm 2009-2010 nhưng số tử vong cao hơn, số ca nặng nhiều hơn. Con số 25 ca tử vong mà Bộ Y tế công bố là hợp lý", tiến sĩ nói.
"Nghiên cứu virus sởi cho thấy chưa có biến đổi gene và độc lực, do đó việc xác định nguyên nhân là rất cần thiết. Công bố số liệu phải hết sức khoa học và chính xác để tránh hoang mang cho người dân. Bộ Y tế cũng đang tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu về virus học, đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học của bệnh để có những kết luận chính xác nhất", tiến sĩ Phu nói.
Bộ trưởng Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng các bệnh viện ở phía Bắc, Viện Pasteur TP HCM phối hợp với các bệnh viện ở phía Nam khẩn trương thực hiện các nghiên cứu này. Đồng thời cũng tìm hiểu tại sao các ca tử vong sởi chỉ tập trung ở phía Bắc.
Tiến sĩ Phu cũng cho rằng, trước đây bệnh nhân bị sởi chủ yếu điều trị ở nhà, chỉ khi nào có biến chứng mới vào viện. Nay xuất hiện tình trạng quá tải ở tuyến trên, tập trung đông tại Bệnh viện Nhi Trung ương; khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Saint Paul của Hà Nội. Bệnh viện ở các tỉnh lân cận rất ít hoặc gần như không có bệnh nhân sởi.
Tại buổi làm việc chiều 15/4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế bằng mọi biện pháp không để bệnh nhi bị lây chéo các bệnh khác khi đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế; Khẩn trương tìm biện pháp tiến tới khống chế và cân nhắc công bố dịch sởi nếu thực sự cần thiết.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng yêu lãnh đạo Bộ Y tế có cơ chế linh động đối với các y bác sĩ đang trực tiếp điều trị bệnh nhân sởi được hưởng cơ chế như đang có dịch. Bệnh viện Nhi Trung ương khẩn trương bổ sung trang thiết bị, cơ số thuốc còn thiếu nhằm đáp ứng đủ khả năng điều trị cho các bệnh nhân tại đây.
Liên quan đến phác đồ chẩn đoán, điều trị sởi, một thành viên hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế cho biết, ngày 16/4, các chuyên gia sẽ tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, về cơ bản cũng sẽ không có sự thay đổi nhiều mà sử dụng thêm các thuốc tăng cường miễn dịch, uống vitamin A liều cao...
Nói về việc quá tải tại bệnh viện, theo tiến sĩ Phu, nếu trẻ có bệnh không lây nhiễm, bệnh nặng, liên quan đến phẫu thuật thì nên chuyển lên tuyến trung ương. Nhưng trong thời điểm này nếu cha mẹ cứ đưa con lên tuyến trung ương - nơi có nhiều bệnh truyền nhiễm đều là những bệnh nặng, nguy hiểm thì trẻ rất dễ bị lây bệnh.
"Trong hoàn cảnh hiện nay, tôi khuyên các bậc cha mẹ không nên đưa con đến những nơi này. Bệnh viện Nhi Trung ương cũng làm hết sức mình nhưng 3-4 trẻ vẫn phải nằm ghép thì không thể đảm bảo việc phòng chống lây chéo", tiến sĩ Phu nhấn mạnh.
Thực tế hiện nay các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện cũng có đủ năng lực và giường bệnh điều trị, cách ly, phòng chống, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện. Bộ cũng đã chỉ đạo các bệnh viện không chuyển các bệnh nhân lên tuyến trên trong khả năng điều trị của mình để tránh trẻ bị lây sởi.
Bộ Y tế khuyến cáo, người dân nên khám cho con tại các bệnh viện tuyến cơ sở, phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ. Đồng thời lưu ý trong việc chăm sóc về dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ để tránh nguy cơ mắc các biến chứng do sởi gây ra. Để trẻ không mắc sởi, biện pháp duy nhất là các bà mẹ phải đưa con em đi tiêm phòng sởi đầy đủ và đúng lịch.
Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, việc công bố dịch được thực hiện theo Quyết định của Chính phủ quy định về điều kiện công bố dịch. Theo đó, sởi là dịch bệnh nhóm B nên việc công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh và khả năng kiểm soát của địa phương. Khi có 2 tỉnh trở lên đồng thời yêu cầu công bố dịch, Bộ Y tế sẽ xem xét để công bố dịch theo thẩm quyền được giao.
Về các điều kiện khác như virus sởi biến đổi gene, thay đổi độc lực thì các nghiên cứu của Bộ Y tế, cũng như thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới cũng chưa phát hiện bất thường. Việc Bộ Y tế chưa công bố dịch sởi không có nghĩa là không triển khai các hoạt động phòng chống dịch hoặc không cung cấp tình hình bệnh sởi đến người dân.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Nhìn vào thức ăn có thể biết được một người sống được bao lâu? Những người sống lâu có 5 điểm chung về thói quen ăn uống!
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn