Dân kinh doanh nhỏ “mắc kẹt” với giá điện mới
Thứ hai, 02/07/2012 06:28

Giá điện tăng thêm5% nhưng đa số người kinh doanh khó có thể tăng giá các sản phẩm, dịch vụ của mình. Đây thực sự là một thử thách khó vượt qua của những DN và cửa hàng.

Lo nhất là hàng hóa lại tăng theo giá điện. (Ảnh: Quang Trường)

Lo nhất là hàng hóa lại tăng theo giá điện. (Ảnh: Quang Trường)

Với mức tăng giá điện mới lên 5%, nhiều người kinh doanh đang tìm nhiều phương cách khác nhau để tiết kiệm như: thay thế các thiết bị điện có mức tiêu thụ điện năng thấp, tắt các thiết bị điện khi không có khách hàng, để các thiết bị làm mát ở chạy ở tốc độ thấp hơn...

Tại một quán nước giải khát trên đường Nguyễn Trãi, có hàng chục chiếc quạt cỡ lớn nhỏ, trong đó có cả những chiếc quạt công nghiệp cỡ lớn đang hoạt động hết công suất, thêm vào đó là chiếc máy ép nước mía cũng đang chạy không ngừng nghỉ để phục vụ khách hàng.

Chủ của quán nước, chị Trần Thị Thanh khi được hỏi thông tin về giá điện sẽ tăng thêm 5% cho hay, hiện tại quán nước của chị có tổng tiêu thụ điện khoảng trên dưới 500 nghìn đồng/ tháng, nếu giá điện tăng thì chị có thể phải trả thêm từ 50 đến 70 ngàn đồng. Chị chia sẻ "Với mức tăng này buộc chị cần tiết kiệm chút là được. Để tiết kiệm chi phí điện cho tháng sau, tôi sẽ giảm số lượng quạt dùng tại quán. Khi ít khách, thì có thể tắt bớt quạt đi hoặc giảm nhẹ công suất”.

Tuy nhiên, điều chị lành lo nhất là ngay ngày mai, các nguyên liệu đầu vào từ nông sản, với gia vị, hóa phẩm… đều tăng giá vì lý do điện tăng. Đó mới là sức ép lớn mà không có cách nào đối phó

Cùng quan điểm với chị Thanh, anh Ngô Văn Quang, chủ của một quán cơm tại 287, Khương Trung cũng cho biết anh sẽ tiết kiệm khi giá điện tăng. Hiện quán cơm nhà anh có 2 tầng, và được bố trí rất nhiều quạt treo tường và các bóng điện với công suất lớn. Vậy nên số tiền điện bỏ ra trong một tháng không phải là ít.

Anh cho biết "Tôi đã thay một số thiết bị điện trong các phòng ăn để giảm lượng điện tiêu thụ từ những lần tăng giá trước. Nay giá điện tăng quá nên sẽ không biết sẽ thay thế điều chỉnh thế nào để đối phó. Có khi phải chuyển hướng ra bán hàng vỉa hè cho đỡ điện”.

Tâm lý chung của những người kinh doanh là mặc dù giá điện tăng nhưng sẽ không tăng giá các sản phẩm, dịch vụ. Theo một số người kinh doanh thì giá điện tăng không nhiều nên sẽ không làm ảnh hưởng đến doanh thu. Chỉ có số ít người kinh doanh quyết định ăn theo tăng gía điện.

Các nhóm hàng hóa thiết yếu sinh hoạt hàng ngày như tiêu dùng, may mặc, cửa hàng tạp hóa… hiện đã rất ế ẩm, giảm giá cũng khó bán nên tăng giá gần như không được các chủ hàng nhắc đến. Cách duy nhất là họ chịu đựng, chờ điều chỉnh của DN sản xuất hoặc phải chuyển hướng kinh doanh.

Chị Lê Thị Thắng, chủ một hàng quần áo trên đường Trần Duy Hưng cho biết số điện mà hàng chị chị tiêu thụ khoảng 1.000 kWh/ tháng, với mức giá cũ là 2.060 đồng/ kWh, chị sẽ phải trả khoảng từ 2.060.000 đồng/ tháng, mức giá mới áp dụng là 2.192 đồng/ tháng, chị sẽ phải trả thêm 150.000 đồng/ tháng.

Mức tăng thêm không nhiều nhưng ngặt nỗi, hàng thời trang giờ đang ế, tôi đang khuyến mãi, bán lỗ mà không được nay tốn thêm những chi phí khác thì chỉ còn cách đóng cửa hàng. Sang đầu tuần, tôi sẽ cho bớt 1 nhân viên nghỉ việc để tiết kiệm chi phí.

Anh Ngô Văn Quang cũng cho biết "Kinh doanh hàng cơm nên việc tăng hay giảm giá bán các món ăn chủ yếu dựa vào sự lên xuống của các mặt hàng thực phẩm. Điện tăng không nhiều nên cũng không thể tăng giá bán, như vậy sẽ mất khách".

Trong khi đó, một số ít cửa hàng khác, sau khi có quyết định tăng giá điện sẽ áp dụng mức tăng cho các sản phẩm kinh doanh của mình. Té nước theo mưa, vịn vào vào giá điện là cách một số ít này áp dụng.

Anh Nguyễn Kiên, chủ quán giặt là trên đường Kim Mã cho biết "Với các thiết bị sử dụng nhiều điện như vậy nên khi có quyết định tăng giá điện tôi đã nghĩ đến việc tăng giá. Tuy nhiên, dịch vụ này không phải là thiết yếu, nếu tăng quá người ta khoonng dùng nữa thì mình cũng chết. Thời buổi khó khăn, phải cạnh tranh mà giữ khách nữa chứ, nên chỉ còn cách, bớt lãi để chờ quan cơn khốn khó".

Một chủ cửa hàng đồ sắt và hàn xì, hàn điện, sửa chữa đồ điện trên phồ Triều Khúc thì quyết định tăng giá thành các dịch vụ của ốt khi tăng giá điện. Theo anh, đây là cái nghề gắn với điện hàng ngày, lượng tiêu thụ điện khá tốn kém nên bắt buộc mình phải tăng giá.

"Nếu không tăng, khó có thể có lãi để tồn tại được. Nhưng nếu tăng quá trong lúc lúc xây dựng, sửa chữa nhà cửa xuống thấp thế này cũng chết”, chủ hàng than thở.

Như vậy, dù EVN cho rằng, mức giá điện mới đã được tính toán rất kỹ để không tác động lớn đến sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu như tác động trực tiếp của mức 5% không lớn thì tác động gián tiếp qua nhiều vòng sản xuất thì sức ép lên giá cả không phải là nhỏ. Điều đó khiến cho xu hướng giảm giá bị chặn lại, còn người kinh doanh buộc đối mặt với khó khăn mới khi chi phí tăng mà giá không dám tăng theo.

VNN
Tag: Giá điện , Tăng giá điện , Giá cả sinh hoạt , EVN