Các cụ ta xưa có câu: “Y phục xứng kỳ đức”. Hiểu nôm na là vẻ bề ngoài phải tương xứng với phẩm hạnh bên trong của mình.
Phần lớn những tai nạn không gây hậu quả cho người khác trong các trường hợp tương tự đều được bịt kín ngay tức khắc và chỉ có những người sở hữu siêu xe mới có thể làm nổi chuyện đó. |
Vẻ bề ngoài càng cao trọng, thì phẩm hạnh phải càng lớn. Liệu triết lý này có còn đúng với quan niệm của nhiều đại gia nước nhà khi họ đua nhau cho thấy vẻ bề ngoài phải tương xứng với số tiền mình có.
Tôi là người đam mê tìm hiểu về xe ô tô. Chính nhờ thế mà tôi biết rằng, bất cứ ai đang sở hữu siêu xe (loại xe đua thể thao tốc độ cao) và xe siêu sang (Như xe Rolls – Royce của đại gia Thạch vừa gây tai nạn chẳng hạn) đều là những người vô cùng giầu có. Phải bỏ ra số tiền từ dăm bảy đến hơn vài chục tỉ đồng chỉ để có một phương tiện đi lại, ít nhất người ta phải có tài sản gấp hàng chục hàng trăm số đó. Trên thế giới số người như vậy cũng luôn không nhiều. Còn số người có cả bộ sưu tập tới vài chiếc siêu xe, thì nói luôn là chỉ phải dùng đến phép đếm khi thống kê. Điều kinh ngạc với thế giới là một nước nghèo như Việt Nam, lại nằm trong danh sách vùng lãnh thổ tụ tập của siêu xe và xe siêu sang.
Gia đình xe siêu sang không hề đông đúc, có thể điểm mặt trong vài phút. Riêng với loại xe mà đại gia Thạch của chúng ta đang sở hữu thì muốn biết nó ở tầm mức nào, chỉ cần đọc mô tả sau đây: “Trong 100 năm tồn tại của hãng xe Anh quốc này, có khoảng 100 ngàn chiếc xe Rolls-Royce được ra đời và trên 60 phần trăm số đó vẫn đang lưu hành”. Nghe mà choáng. Riêng phiên bản Rolls-Royce Rồng thì toàn thế giới chỉ có 33 chiếc. Mỗi ông chủ của nó xứng đáng là một phần lịch sử của hãng trước khi là ngôi sao trên bầu trời ô tô toàn cầu.
Thế giới những người sở hữu siêu xe tốc độ và xe siêu sang luôn nằm ở tâm điểm quan tâm của dư luận. Chiếc xe của họ không còn chỉ là chiếc xe để đi, mà là biểu tượng của sự thành đạt, giầu có và quyền lực. Không chỉ công an của chúng ta ngại phạt vi phạm luật giao thông đối với những chiếc xe đó, mà bất cứ quốc gia nào cũng có hiện tượng như vậy. Dừng một siêu xe đang oai vệ lao vun vút, khoá bánh của nó, đưa nó về bãi tập kết cùng với những cái xe vi phạm khác luôn là việc làm phải cân nhắc rất kỹ. Có vô số hệ luỵ đi kèm không thể nào lường hết.
Bởi vì bản thân chiếc xe đã rất át vía, những ông chủ của chúng còn kinh gấp bội, luôn thuộc hàng đại gia, mới là đối tượng đáng ngại.
Làm đại gia thật là sướng. Cứ xem cách đối xử của dư luận và các bộ phận thi hành pháp luật trong vụ tai nạn xảy ra ở Nam Đàn, Nghệ An, gây ra bởi siêu xe Rolls-Royce Phantom phiên bản Rồng, thì đủ thấy. Mọi lời ăn tiếng nói đều rất có mức độ. Nhiều báo chỉ đưa tên viết tắt của tài xế khủng gây tai nạn. Chiếc xe thì nhanh chóng được đưa về đỗ trong gara có bảo vệ, được phủ bạt kín để che vết đâm, che biển số đại phát, che luôn cả sự tò mò vốn rất không có lợi cho chủ nhân. Liệu những cái xe loại phổ thông khác có được đối xử “ga lăng” như vậy? Cũng chưa thấy ai dám đưa ra kết luận gì về người lái. Thậm chí nhiều ý kiến còn công khai “bênh” chiếc xe siêu sang, cho rằng nó không thể dễ dàng gây tai nạn vì những thiết bị cảnh báo siêu cao cấp của nó. Tức là có ý quy lỗi cho nạn nhân. Tất nhiên, một xã hội đề cao pháp quyền thì ai gây nên lỗi, người đó phải chịu, kể cả khi họ đã chết. Tôi hoàn toàn không có ý kiến gì trái với nguyên tắc đó.
Nhưng vì sao những chiếc xe hoàn hảo như vậy lại vẫn cứ gây tai nạn, vụ nào cũng đều ở mức kinh hoàng, kéo theo biết bao là sức lực và tâm trí xã hội, là điều nên được lý giải. Theo quan sát của chúng tôi, trong số gần chục vụ tai nạn gần đây, gây ra bởi siêu xe, 100 phần trăm lái xe chính là ông chủ của siêu xe đó. Đáng chú ý là một nửa vụ trong số đó xảy ra vào lúc đường phố vắng vẻ nhất.
Những chuyện đó có lý do sâu xa của nó.
Đã là ông chủ giầu có, thuê bao nhiêu lái xe chẳng được, tại sao phải cầm lái? Tôi nói ra điều đó với một “trung gia”, tài sản cỡ trăm tỉ, lặn lội sang tận châu Âu đặt một con Bentley, thì anh bảo: “Mua siêu xe mà thuê người lái thì mua cho nó phí tiền, chưa kể rất khó yên tâm”. Ngẫm thấy có lý. Biết bao người (trong đó có mình) sẵn sàng bỏ ra tiền triệu chỉ để được ôm vô lăng đưa toà nhà di động ấy chạy một đoạn còn chưa được. Vì thế, cho dù là đại gia, lái xe không bao giờ là một công việc tương xứng, nhưng họ vẫn cứ phải ngồi sau vô lăng. Nhưng không giống các lái xe bình thường-luôn nơm nớp cả chục nỗi lo mỗi khi ra đường: Lo đi sai luật bị công an phạt, thu bằng, giam xe hoặc chả may va vào người phải đền ốm, đụng vào xe máy vừa hỏng xe vừa rất hay bị ăn vạ…khiến họ luôn rất rón rén, thận trọng trong mọi động tác xử lý-đại gia lái siêu xe không phải lo bất cứ điều gì. Tiền cho họ tâm lý đó. Họ tin rằng, mọi chuyện xảy ra đều có thể lo được bằng tiền. Vì thế bất cứ chiếc siêu xe nào chạy trên đường phố cũng có cái ung dung tự tại rất riêng mà chỉ những tín đồ của ô tô mới nhận ra. Có cảm giác không gì gây khó được cho họ, kể cả nhiều khi phải rẽ người ra mới thấy mặt đường.
Bỏ ra hàng đống tiền mà cũng chỉ lưu hành như những chiếc xe cà tàng thì thật là…phí! Có khác nào áo gấm đi đêm! Nhưng đường xá ở Việt Nam, tốc độ cao nhất mới chỉ là 100 km trên giờ. Chả bõ nhấn ga! Còn đường ở các đô thị thì siêu xe với xe công nông cũng chả khác gì nhau. Đều phải bò như rùa, phải luồn lách, phải tìm cách thoát khỏi đám xe máy luôn bu kín. Thật là mục hạ vô nhân! Đó là lý do những người sở hữu siêu xe luôn cứ phải tổ chức những tua dã ngoại. Mỗi tua như vậy thường là một sự kiện ầm ỹ dư luận do nó luôn đi kèm với đủ các sự cố. Nhưng cho dù có xảy ra điều gì, thì đó vẫn luôn là ngày hội của các đại gia sở hữu siêu xe. Thứ nhất là để có dịp thể hiện đẳng cấp, là dịp để khoe xe, nhưng quan trọng hơn có lẽ là để giải cơn bức xúc về tốc độ. Những người không có cơ hội làm điều đó (vì không có thời gian, không tiện phô mình ra cho thiên hạ biết…) thì tìm cách giản đơn hơn là chọn lúc đường phố vắng người nhất để thoả cơn ấm ức. Liệu ngoài việc đó ra, có ông đại gia nào chấp nhận vất vả như vậy? Vụ siêu xe Porsche chạy như tên lửa rồi lao lên vỉa hè làm gẫy tan hàng loạt cột, trụ ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm mấy năm trước, cũng như vụ chiếc Mercedes mất lái làm vỡ vụn một bồn cây bằng xi măng sau khi đã đâm đổ cả dãy hàng rào, làm nghiêng một cột điện, hất văng chị hàng cá và xe máy của chị ta ra đường ở vòng cua lên cầu Chương Dương, đều vào lúc 2 giờ sáng, đều chạy với tốc độ như hoá rồ, đều do những đại gia cầm vô lăng…chỉ là hai trong nhiều ví dụ. Đó là chưa kể phần lớn những tai nạn không gây hậu quả cho người khác trong các trường hợp tương tự đều được bịt kín ngay tức khắc và chỉ có những người sở hữu siêu xe mới có thể làm nổi chuyện đó.
Vậy là, chính những ưu thế tuyệt đối về kỹ thuật và thứ hạng xã hội của siêu xe, tôn thờ vị thế tuyệt đối của tiền bạc cộng với thói quen trưởng giả thấm vào máu người Việt…là những nguyên nhân đưa khá nhiều ông chủ giầu có đến chỗ khốn nạn, thậm chí thân bại danh liệt. Vậy là trong rất nhiều trường hợp, sở hữu một chiếc siêu xe, nỗi thèm khát khôn nguôi của hàng triệu người, lại là bằng chứng đầu tiên về nỗi khổ không có hồi kết của nhiều đại gia Việt.
Chung quy lại, chỉ có thể nói vắn tắt là bộ điều khiển văn hoá của chúng ta thực sự đang có vấn đề về nhận dạng hành vi. Khi thay tiền vào vị trí của phẩm hạnh thì chuyện gì chả có thể xảy ra.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%