Ngành chế biến, kinh doanh thủy sản một thời ăn nên làm ra và giúp miền Tây có thêm nhiều doanh nghiệp giàu có. Đến nay, nông dân thì treo ao, nhà máy không có nguyên liệu sản xuất, nhiều chủ doanh nghiệp bị bắt vì nợ nần.
|
Ngày 18/3, khi vụ kiện tiền cá giữa nông dân và Công ty thủy sản Bình An (Bianfishco) chưa kịp lắng dịu, thì tới tấp có đơn cầu cứu khẩn cấp của 23 hộ nông dân bán cá tra nguyên liệu cho công ty TNHH An Khang chưa lấy được tiền cá gần 21 tỷ đồng.
Con cá tra "một thời vang bóng" và bây giờ cũng nổi tiếng vì nợ nần
Trong đơn các nông dân này viết: “Hơn một năm qua chúng tôi phải sống trong sự đau khổ thiếu thốn, chờ đợi, chúng tôi phải kiếm cơm từng bữa để nuôi gia đình, phải trốn cả bà con lối xóm vì ngân hàng đến nhà kiểm kê tài sản đòi phát mãi vì nợ quá hạn...”
Câu chuyện của An Khang bắt đầu năm 2004, khi công ty gia đình này được thành lập, do ông Nguyễn Hồng Quân (SN 1949, ngụ quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị với ngành nghề, kinh doanh, chế biến xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy sản.
Thời gian đầu, công ty hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động. Tuy nhiên, sau đó An Khang bất ngờ mất khả năng thanh toán hơn 500 tỷ đồng. Ngoài nợ của các hộ nông dân thì Công ty này còn nợ các ngân hàng hơn 300 tỷ đồng, khiến phó Giám đốc Nguyễn Thị Thu Sương, đồng thời là con gái của Chủ tịch HĐQT công ty bị khởi tố về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Không riêng Bình An hay An Khang mà nhiều đại gia thủy sản khác đang lún vào nợ nần, mất cân đối về tài chính. Trước đó, đầu năm 2011, DNTN Vạn Hưng ở xã Vĩnh Châu (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) do ông Khưu Trí Thức làm giám đốc cũng nợ hàng chục tỷ đồng tiền cá tra của nông dân khắp ĐBSCL, kết quả là ông Thức bị bắt vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công ty Vạn Hưng thiếu nợ của nhiều nông dân
Ngay tại Cần Thơ, hiện có “đại gia” L.T.H có trong tay cùng lúc ba công ty thủy sản nhưng đều đang ngắc ngoải vì nợ các ngân hàng hơn 570 tỉ đồng, trong đó nợ xấu trên 158 tỉ đồng.
Mới đây, trong cuộc họp mặt giữa lãnh đạo TP Cần Thơ với hơn 100 doanh nghiệp tiêu biểu, ông Hà Hồng Ngọc - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Cần Thơ cảnh báo: TP Cần Thơ có gần 10% doanh nghiệp gặp khó khăn, hoạt động kém hiệu quả. Ông Ngọc đề xuất lãnh đạo TP Cần Thơ sớm thành lập “hội đồng giám định y khoa” để kiểm tra “sức khỏe” của các doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và “điều trị”, tránh để xảy ra một An Khang thứ hai.
Một cán bộ điều tra cho phóng viên biết: “Nhìn lại các vụ vỡ nợ tại một số công ty xuất nhập khẩu thủy sản gần đây, nguyên nhân chủ yếu là việc sử dụng đồng vốn vay không đúng mục đích. Trong khi đang khó khăn về vốn, lãnh đạo công ty vẫn thích phô trương, lãng phí đồng vốn được vay. Việc kinh doanh không hiệu quả dẫn đến phá sản”.
Chiều 21/3 trao đổi với PV, ông Thạch Thành Thâu, nguyên giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ cho biết: Việc nhiều Công ty nợ nần dẫn đến đỗ vỡ có nguyên nhân Ngân hàng cho các doanh nghiệp này vay rất dễ dãi thiếu kiểm tra việc sử dụng đồng vốn, thậm chí có những công ty làm hồ sơ khống nhưng ngân hàng vẫn cho vay hàng trăm tỷ đồng, công ty An Khang là một ví dụ.
Đến nay, việc "gõ cửa" vay vốn ngân hàng bị siết chặt vì chính sách tiền tệ và bản thân các ngân hàng cũng rút ra được nhiều bài học xót xa, mô hình tăng trưởng nóng của các công ty thủy sản miền tây đã phơi bày mặt trái của nó.
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành