BS Vũ Đình Phú, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho hay bệnh nhân có biểu hiện giống liên cầu lợn, có tiền sử dịch tễ liên quan tới thịt heo, lòng heo, tiết canh đang tăng.
|
Bệnh nhân L.N.S., 62 tuổi, bị nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn. Đây là bệnh nhân nặng nhất trong số các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư - Ảnh: Nguyễn Khánh
Theo đó, từ tháng 6 tới nay đã có tổng số 56 bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm liên cầu lợn nhập viện, trong đó những trường hợp bệnh nặng, có sốc nhiễm khuẩn huyết, ban ngoài da hoại tử... gia tăng mạnh nhất.
Theo bác sĩ Phú, bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm liên cầu lợn chủ yếu đến từ các tỉnh thành miền Bắc như Hà Nội, Hà Tĩnh, Thái Bình..., gần nhất là ngày 5/9 vừa qua, bệnh nhân N.Đ.T., 51 tuổi ở Tây Hồ Hà Nội đã phải xin ra viện do bệnh quá nặng. Ông T. vào viện với các biểu hiện sốc nhiễm khuẩn huyết, hoại tử ngoài da, hôn mê (bệnh viêm màng não do não mô cầu cũng có biểu hiện tương tự nhưng bệnh nhân đã được xét nghiệm xác định không nhiễm bệnh não mô cầu). Trước đó một tuần, bệnh nhân đã uống rượu với lòng heo. Đây là bệnh nhân đầu tiên ở Hà Nội tử vong do liên cầu lợn.
BS Đặng Hồng Hải, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho hay so với các tháng đầu năm, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn có gia tăng, đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng, có sốc nhiễm khuẩn huyết. Có năm chỉ có tám bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn có biểu hiện này, nhưng riêng tháng 8 vừa qua đã có tới bốn bệnh nhân liên cầu lợn có sốc nhiễm khuẩn huyết, cả bốn đều có tiền sử ăn tiết canh heo.
Vi khuẩn nhiễm sang người qua nhiều con đường, như bàn tay sây sát tiếp xúc với thịt heo sống nhiễm khuẩn, ăn tiết canh, chế phẩm nhiễm khuẩn... Để đề phòng chứng bệnh nguy hiểm này, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn các món thịt heo chế biến chưa chín, không ăn tiết canh, không tiếp xúc với thịt heo sống khi bàn tay có vết sây sát. Ngoài các biểu hiện nặng như sốc nhiễm khuẩn huyết, hôn mê, các ban hoại tử ngoài da ở bệnh nhân liên cầu lợn có thể dẫn đến hoại tử bàn tay, bàn chân hoặc gây điếc cho bệnh nhân.
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%