Bệnh tình ngày càng nặng thêm, khối u lớn trên ngực cùng những cơn đau cứ hành hạ ngày đêm, đối với chị Sương, giờ đây cuộc sống chỉ còn rất mong manh.
Chị Đặng Hồng Sương mang khối u khổng lồ trên người, cuộc sống của chị còn rất mong manh |
Chị chỉ mong sao cái đói nghèo không trói bước chân đến trường của những đứa con.
Từng giây phút trôi qua, chị Đặng Hồng Sương, sinh năm 1973, (quê ở Xã Long Hòa, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) đang phải chịu đựng nỗi đau của người bị mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Chị không còn đi lại, ăn uống và nói chuyện bình thường như những người khác được nữa, bởi khối u to và những cơn đau cứ dai dẳng hành hạ. Giờ đây, cuộc sống chị rất mong manh, mọi nhu cầu sinh hoạt đều phụ thuộc vào một tay chăm sóc của người chồng.
Trước khi bị bệnh, gia đình chị Đặng Hồng Sương đã là một hộ cận nghèo. Cái đói cứ lay lắt trên vai hai vợ chồng mãi không buông.
Lúc đầu, chị làm thợ may tại nhà để kiếm sống nhưng sau đó ế ẩm nên bỏ đi làm ruộng, làm thuê cùng chồng. Ngày tháng cứ thế qua, hạnh phúc cứ tưởng chừng đơn sơ và giản dị, nhưng hết bất hạnh này đến bất hạnh kia đổ ập xuống gia đình.
Đứa con trai đầu lòng ra đời năm 1999 bị dị tật cả tay, chân và hở hàm ếch. Chỉ biết khóc than trời và thương cho thân phận con, gia đình cũng cố gắng cho con đi học cho bằng bạn bằng bè.
Đứa con trai đầu của anh chị bị dị tật tay chân, hở hàm ếch.
Đến năm 2011, chị bắt đầu những cơn đau ở ngực. Khi phát hiện ra là ung thư vú giai đoạn một, chị cũng có chữa trị một thời gian nhưng rồi lại về mua thuốc Nam mà uống.
"Vì cái nghèo cứ đeo bám mãi nên nghĩ chữa bệnh tốn tiền, vợ chồng quyết định khăn gói về quê. Tiền còn phải lo cho 2 đứa con đi học. Vợ tôi uống thuốc nam để chữa bệnh hay ai mách gì thì làm theo đó, đến khi đau quá, vết thương cứ lở loét mãi thì mới vay mượn ngân hàng chục triệu đồng đến bệnh viện chữa trị", anh Đặng Văn Phước, chồng chị Sương chia sẻ.
Thấy vết thương lành, mủ cũng hết, tưởng bệnh xong, chị bắt đầu lao vào công cuộc kiếm sống nhưng không ngờ chưa được một năm sau, nó lại bắt đầu lở loét, lan rộng ra và hành hạ chị mãi đến hôm nay.
Tuy được bảo hiểm chi trả lới mức 95% nhưng chi phí đi lại, ăn uống của gia đình anh cũng ngót nghét lên tới hơn 30 triệu đồng.
Giơ quyển sổ chứng nhận hộ nghèo, nhìn qua người vợ đang nằm trên giường bệnh, anh thở dài: "Giờ thì không còn là cận nghèo nữa rồi... Ai cũng nghĩ hết cận nghèo thì sẽ không đói khổ nhưng gia đình tôi hết cận nghèo thì lại thành nghèo. Đã thế, tiền nợ nần chồng chất, tôi bỏ cả công việc để lên đây chăm vợ...".
Chồng chị Sương cho biết thêm: "Ba tháng rồi chưa được về nhà, hai đứa con thì phải tự lập chăm sóc lẫn nhau. Cháu lớn học lớp 10, cháu nhỏ học lớp 4. Chỉ hi vọng bà con gần xa thương tình mà coi ngó giúp".
Căn bệnh ung thư vú chuyển qua giai đoạn VI, cứ mỗi ngày, khối u lại càng to lên. Lần nào thay băng, vết thương cũng chảy nhiều máu và mủ. Chị dường như ngã quỵ với những cơn đau của bệnh tật, sầu khổ của đói nghèo.
Quyển sổ hộ nghèo là nỗi buồn của anh Phước, chồng chị Sương
Nằm trên giường bệnh, chị sốt mê man, tiếng ú ớ gọi lên không thành tiếng. Khi tỉnh, khi mê nhưng lúc nào ý thức được mọi chuyện xung quanh chị cũng gắng gượng hỏi về những đứa con của mình.
Căn phòng bệnh vắng người, lúc hết sốt, chị cứ nhìn mãi lên trần nhà, không biết chị nghĩ gì, thêm cả tiếng thở dài của anh Phước, thấy cái tương lai sao mà xa xôi quá. Cả anh và chị chỉ mong sao, cái nghèo đói, tiền nợ nần và cả những nỗi đau bệnh của người mẹ không trói buộc được bước chân của con trẻ đến trường.
Nằm trên giường bệnh, dường như chị không còn đủ nhận thức cuộc sống mà chị chỉ còn cảm nhận được những cơn đau
Tất cả mọi sinh hoạt của chị, giờ đây đều một tay chồng chăm sóc.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Vì sao Đông chí 2024 đặc biệt nhất trong nhiều năm trở lại đây, ngày này cần kiêng kỵ gì?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn