Chuyện tình của ông Nguyễn Văn Thành (78 tuổi) và người 'vợ nhặt' Nguyễn Thị Thủy (76 tuổi) trên con thuyền nhỏ ở ven sông Hồng khiến nhiều người xúc động và ngưỡng mộ.
Cuộc sống hạnh phúc của người đàn ông và 'vợ nhặt' |
Ông Nguyễn Văn Thành (78 tuổi) sinh ra trong gia đình nghèo đông anh em ở xứ Mường thuộc huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Còn vợ là bà Nguyễn Thị Thủy (76 tuổi) quê Thái Bình. Ông Thành kể, bà Thủy là người mà ông gặp trên đường rồi bảo về sống cùng. “Hôm đó, khi tôi trên đường đi bán ốc về thì tôi gặp bà ấy. Sau khi hỏi han thì biết người đó tên là Thủy, quê ở Thái Bình và cũng có hoàn cảnh như tôi. Chẳng kịp suy nghĩ, tôi nhìn thẳng vào mắt Thủy và bảo: “Hay là bà về ở cùng với tôi”. Nghe thấy tôi “tỏ tình”, bà ấy đứng đơ người một lúc rồi bật khóc. Từ đó chúng tôi thành vợ thành chồng…”.
Bà Thủy bảo: “Chúng tôi ở với nhau 45 năm rồi, ngày nào cũng vui, cũng cười ha hả".“Con cái không có, người thân không có, ruộng vườn, nghề nghiệp không có nên chúng tôi phải dựa vào nhau mà sống. Lúc trẻ thì mò cua, bắt ốc, giờ già rồi, cua ốc cũng hết nên mấy chục năm nay, chúng tôi đi nhặt vỏ chai rồi bán tiền đong gạo”, ông Thành nói.
Hai vợ chồng ông Thành và bà Thủy sống với nhau trên chiếc thuyền nhỏ ở ven sông Hồng, cách chân cầu Long Biên mấy chục mét. Cuộc sống tuy nghèo khổ, nhưng hai ông bà rất yêu thương yêu nhau.
Chúng tôi sợ có chửa lắm nên tôi ngủ dưới thuyền, ông ấy ngủ trên bờ, bà Thủy cười nói."Chúng tôi sợ có chửa lắm nên tôi ngủ dưới thuyền, còn ông ấy ngủ trên bờ", bà Thủy cười bảo.
Để ghi nhớ ngày gặp và lấy vợ ông Thành xăm lên cánh tay trái ngày 26/9/69 - Là ngày mà ông bà gặp nhau, nên vợ, nên chồng.
Mấy năm qua, bà Thủy bị bệnh khớp, không đi lại được nên mọi thứ trông cậy vào mỗi ông Thành. “Mấy chục năm ở đây, tôi cũng vớt bao nhiêu xác chết rồi báo cho chính quyền. Cách đây mấy hôm, có một trường hợp nhảy cầu tự tử, tôi cũng bơi ra cứu đưa vào bờ rồi hô hấp nhân tạo cho sống lại. Chúng tôi nghèo nhưng chưa trộm cắp, lấy vặt ai cái gì".
Trong nhà cái gì quý giá nhất cũng do người khác cho mà có. Từ con chó cho đến chiếc xe đạp...
Đây là những bài thơ mà ông Thành làm tặng bà Thủy ngày xưa. Chúng được ông treo lên vách của chiếc thuyền.
Bà Thủy nghiện thuốc lào và thích uống bia. "Giờ tôi không ăn được mấy, có thì ngày làm vài chai bia thôi"
Khóm rau bà trồng ở ven sông để "Tết bán lấy ít tiền đong gạo"
Sắp tới khu vực này giải phóng để làm cầu Long Biên nên ông bà cất tạm cái lều trên bãi bồi. Nhưng do chưa có tiền nên mới được cái sàn. "Giờ xong cái lều cũng mất mấy triệu, nhưng mà chưa kiếm đâu ra", ông Thành than thở.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?