Nhiếp ảnh gia người Bồ Đào Nha, Daniel Rodrigues đã có cơ hội đến thăm và trải nghiệm cuộc sống cùng bộ lạc có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới Awa-Guaja trong khu rừng nhiệt đới Amazon, Brazil.
![]() |
Cuộc sống của bộ lạc ít người nhất hành tinh |
Nhiếp ảnh gia người Bồ Đào Nha, Daniel Rodrigues đã từng ước mơ được đến khu rừng nhiệt đới Amazon, Brazil và anh đã có cơ hội đến đây năm ngoái. Anh đã trải nghiệm cuộc sống cùng bộ lạc có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới Awa-Guaja tại đây, theo CNN.
Trả lời CNN, Daniel Rodrigues nói: "Tôi muốn phản ánh toàn bộ cuộc sống hàng ngày của bộ lạc bị đe dọa nhất trên thế giới này.".
Trước đây, đa phần cư dân của bộ lạc Awa không giao tiếp với thế giới bên ngoài, giờ đây, họ đang đối diện với nguy hiểm từ những tên lâm tặc. Chúng tới đây chặt phá gỗ, hủy hoại môi trường sống và thậm chí đe dọa tính mạng của những thành viên Awa.
Muturuhum, một thành viên của bộ lạc Awa-Guaja, dùng cung tên để săn bắn trong khu rừng nhiệt đới Amazon, Brazil. (Ảnh: CNN)
Những gì Rodrigues nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy về cuộc sống của người Awa có thể tóm gọn bằng những từ tinh khôi, thuần túy, nguyên sơ và bị kịch.
Rodrigues cho biết. "Tôi đã đi du lịch đến châu Phi và những nơi xa xôi khác, nơi mà mọi người ít nhất cũng biết máy ảnh là gì. Nhưng ở đây giữa thế kỷ 21, những người này cho đến gần đây chưa bao giờ nhìn thấy một cái máy ảnh hay máy tính nào, chưa bao giờ biết đến vòi hoa sen và họ đã thực sự sốc khi nhìn thấy một chiếc trực thăng. Thực tế họ lại đang vô cùng hạnh phúc."
Rodrigues đã buộc phải giao tiếp bằng cử chỉ tay trong vài tuần đầu vì người Awa không nói tiếng Bồ Đào Nha. Để kiếm ăn trong rừng như họ, anh cần phải rất khéo léo. Anh nhớ lại: "Tôi chỉ tay để nói mặt trời đang lặn và ra dấu tay để đặt câu hỏi về việc săn bắn. Họ đã vô cùng thân thiện."
Cuộc sống của những đứa trẻ cũng hoang dại ngay từ bé. (Ảnh: CNN)
Những bức ảnh đen trắng của Rodrigues mang tính trung thực đến nỗi đó chỉ có thể là kết quả của mối thâm tình thực sự với người dân Awa. Người Awa rõ ràng đã tin tưởng nhiếp ảnh gia khi anh trải qua cuộc sống hằng ngày bên họ. Anh còn có lần đi săn báo với họ và bị dị ứng với nhện rừng.
Còn có vài nhóm người Awa-Guaja sống rải rác trong khu rừng. Một số nhóm được biết tồn tại từ những năm 1970. Một số khác đã có liên lạc trong những năm đầu thập niên 1980. Nhiều nhóm được cho là vẫn đang ở ẩn đâu đó. Tuy nhiên, gần đây báo cáo cho thấy đã có 3 người Awa bị cô lập cố gắng liên lạc với nhóm người Awa này. Họ đã bị những kẻ khai thác gỗ đe dọa đến tính mạng.
Một người đàn ông vác báo đốm đỏ trên vai sau một chuyến đi săn. Đàn ông Awa là những tay thợ săn lão luyện. Họ tự làm mũi tên, cung tên để phục vụ hoạt động này. (Ảnh: CNN)
Chính phủ Brazil đã mở một chiến dịch quân sự lớn vào các bang Para và Maranhao mà tâm điểm là cuộc chiến giữa người khai thác gỗ và Ấn Độ. Để giám sát và bảo tồn một khu rừng nhiệt đới rộng lớn là một thách thức. Trong khi đó, làm thế nào thế giới văn minh chúng ta có thể hiểu được thực sự những gì đang bị mất đi?
Daniel Rodrigues tâm sự: “Tự mình thoát khỏi khỏi chiếc giường thoải mái cùng cuộc sống của tôi trước đây, tôi đã đi bộ hàng giờ qua khu rừng nguyên sinh, băng qua những con suối và thác ghềnh mà có khi nước ngập đến tận cổ... Rồi tôi nghe khúc ca khải hoàn của những người thợ săn khi họ đi bộ về nhà mang theo con mồi lớn, nhìn họ sẻ chia với anh em mình – Tất cả những kinh nghiệm quý giá này này hoàn toàn có thể thay đổi một con người ".
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny


-
Tiên đoán đầu tiên của bà Baba Vanga về năm 2025 đã ứng nghiệm
-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Trung Quốc vừa phát hiện mỏ vàng khổng lồ, có thể lớn nhất thế giới
-
Hành trình như cổ tích: Từ cậu bé mồ côi ở Sóc Trăng trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất nước Đức




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập