Người phụ nữ này bị chính anh rể cưỡng bức từ khi mới 16 tuổi, rồi lại bị vào tù "vì tội thông dâm".
|
Cuối cùng vì luật lệ xã hội, lại phải làm vợ lẽ của chính kẻ đã làm hại cuộc đời mình.
Gulnaz (sống tại Kabul, Afghanistan) cô bị Asadullah cưỡng bức và mang thai năm 16 tuổi. Trớ trêu hơn Asadullah cũng chính là chồng của chị họ cô.
Sau khi bị anh rể tấn công, Gulnaz mang thai. Thay vì bảo vệ Gulnaz và giúp cô đòi lại công bằng, thì người thân và chính quyền địa phương lại quay sang khép tội cô gái.
Nhiều anh em trai đổ lỗi cho Gulnaz đã làm “ô danh” gia đình. Trong khi đó tòa án thì lại tuyên phạt cô 2 năm tù “vì tội thông dâm”, rồi bản án được tăng lên đến 12 năm tù giam.
Gulnaz cùng chồng- cũng chính là kẻ đã cưỡng bức cô và con gái.
Tuy nhiên, sau đó bản án được cắt giảm xuống còn 3 năm tù kèm theo điều kiện cô phải kết hôn với người đàn ông cưỡng bức mình.
Cô gái tội nghiệp đành chấp hành án phạt tại Nhà tù dành cho nữ giới Badam Bagh và hạ sinh con gái đầu lòng tại đây. Đến tháng 12/2011, cô được tổng thống Hamid Karzai ký lệnh trả tự do.
Sau khi ra khỏi tù, Gulnaz đối mặt với sự cô lập của gia đình và xã hội vì “tội” không chồng mà có con.
Trước áp lực của dư luận, Gulnaz đành chấp nhận gả cho Asadullah vào đầu năm 2013, nhằm đảm bảo sự bình yên cho hai mẹ con.
Gulnaz đang mang thai đứa con thứ 3 với Asadullah
Hiện tại cô gái đang có thai đứa con thứ 3 của hung thủ đã cưỡng bức mình. Ba mẹ con Gulnaz đang phải sống chung nhà cùng với người vợ cả của Asadullah và 5 người người con khác của y.
Cô gái tâm sự: “Tôi đồng ý kết hôn với hắn ta chỉ vì con gái mình. Tôi không muốn hủy hoại cuộc sống và tương lai con bé. Chúng tôi đang sống trong một xã hội truyền thống, khi mà bạn bị gán cho một tội lỗi nào đó, thì việc tìm đến cái chết sẽ tốt hơn là sống với áp lực dư luận."
Bé Smile, "kết quả" của vụ cưỡng hiếp, giờ đây đã trở thành một cô bé nhanh nhẹn, hoạt bát.
Trong khi đó, chồng cô vẫn khẳng định rằng, y đã khá nhân đạo khi đồng ý cưới Gulnaz. Y bày tỏ: “Nếu tôi không cưới, cô ấy sẽ không thể quay lại cuộc sống bình thường. Gia đình sẽ không nhìn nhận cô ấy”.
Suốt buổi trả lời phỏng vấn, Gulnaz không nhìn về phía người đàn ông ngồi cạnh mình. Trong ánh mắt cô luôn chứa đựng sự giận dữ, căm phẫn đối với người mà cô phải gọi là chồng.
Sau khi ra khỏi tù, Gulnaz đối mặt với sự cô lập của gia đình và xã hội vì “tội” không chồng mà có con.
Áp lực buộc phải cưới
Vậy tại sao Gulnaz lại có kết cục như vậy? Cô ấy phải chịu áp lực buộc phải cưới chính kẻ đã hãm hiếp mình khi vừa được trả tự do. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các nhà hoạt động xã hội cũng đã cố gắng thu xếp giúp cô ấy một nơi trú ẩn an toàn ở nước ngoài.
"Thật không may, Gulnaz đã phải chịu áp lực từ nhiều người trong chính phủ buộc cô phải cưới chính kẻ đã hãm hiếp mình" - luật sư trước đây của Gulnaz - cô Kimberley Motley, một công dân Mỹ - cho hay.
"Người ta liên tục nói rằng nếu Gulnaz không chịu cưới, cả 2 mẹ con cô sẽ chẳng được ai bảo vệ. Về bản chất mà nói, Gulnaz trở thành tù nhân trong chính môi trường sống của mình. Một người mẹ đơn thân trẻ người non dạ, không được học hành đến nơi đến chốn lại không nhận được sự quan tâm của gia đình, đó quả thực là một cuộc chiến khó khăn đối với 2 mẹ con Gulnaz", luật sư Motley cho biết thêm.
Suốt buổi trả lời phỏng vấn, Gulnaz không nhìn về phía người đàn ông ngồi cạnh mình.
Trong ánh mắt cô luôn chứa đựng sự giận dữ, căm phẫn đối
với người mà cô phải gọi là chồng.
Vậy là áp lực từ dư luận trong nước đã thắng. Cô ấy được giới thiệu với chính kẻ đã hãm hiếp mình tại hầm trú ẩn nơi mà CNN đã từng phỏng vấn cô lúc vừa được trả tự do. Họ nói chuyện và cô ấy đồng ý lấy hắn ta.
Điều đáng quan ngại nhất chính là người phụ nữ này - 4 năm trước đây đã khăng khăng với chúng tôi rằng cô ấy bị hãm hiếp - giờ lại nói rằng người thân của cô ấy đã bảo cô ấy bịa ra chuyện đó mặc dù cô ấy biết sẽ phải chịu những điều tiếng như thế nào.
Gulnaz cũng cho hay cô ấy không còn nghĩ về điều đó nữa: "Tôi không có vấn đề gì với anh ta nữa và cũng không muốn nghĩ về quá khứ. Tôi ổn... Tôi hạnh phúc với cuộc sống của mình."
Sau đó, cô ấy được phép nói chuyện riêng với chúng tôi. Mặc dù giờ đây cô ấy nhất định nói mình không bị hãm hiếp nhưng cô ấy cũng vẫn giải thích cho quyết định của mình. Tuy nhiên, những điều cô ấy bộc bạch lại hoàn toàn trái ngược với những gì người chồng nói.
Cô ấy nói các anh trai cô sẽ đưa cô về nhà nếu Asadullah không cưới cô. "Các anh trai tôi phản đối đám cưới này và kêu tôi đem con gái sang Pakistan sống cùng họ," cô cho hay. "Nhưng giờ chúng tôi đã làm đám cưới. Họ đã tuyệt giao và không muốn gặp tôi nữa."
Quyết định của cô ấy là vì con gái.
"Tôi cưới người đàn ông này, tuyệt giao với gia đình mình chỉ để hi sinh cho tương lai của con gái tôi."
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?