Đoạn clip được cho là CSCĐ Thái Nguyên bắt nhóm thanh niên vi phạm giao thông quỳ trên đường đang gây xôn xao trên mạng.
Đoạn clip được cho là CSCĐ đánh, bắt người vi phạm giao thông quỳ xuống đường. (Ảnh cắt từ clip) |
Sáng hôm nay (8/4), loạt clip có tiêu đề “Cơ động Thái Nguyên đánh người vi phạm giao thông và bắt quỳ xuống đường?” đang được cư dân trên nhiều diễn đàn và trang mạng xã hội truyền tay nhau một cách chóng mặt.
Clip được một thành viên đăng tải lên Youtube với chú thích: "Sáng ngày 07/4/2013, 2 đồng chí CSCĐ tỉnh Thái Nguyên xử lý 1 thanh niên đi xe gắn máy BKS: 20-H1 066.05 vi phạm lỗi kẹp 3 không đội mũ bảo hiểm. Theo ghi nhận của người dân, 2 đồng chí trên video đã đánh, tát, túm cổ áo người vi phạm, và bắt quỳ xuống xin lỗi. Sau khi phát hiện bị ghi hình, 1 đồng chí CSCĐ đã ra xin lại đoạn clip do người dân nghi lại nhưng không được sự đồng ý. Bị người dân phản ứng quyết liệt, 1 đồng chí đã nhắn tin cho tổ tuần tra khác đến trợ giúp..."
Trong đoạn clip đầu tiên, hai thanh niên, một áo xanh một áo đen, không đội mũ bảo hiểm quỳ dưới chân hai chiến sĩ mặc đồng phục cảnh sát cơ động. Một nam thanh niên mặc áo xanh khác ngồi bệt xuống đường ngay cạnh đó.
Đoạn clip thứ hai được một người đàn ông ghi hình lại liên tục buông những lời lẽ thô tục, chửi bới hai CSCĐ có hành vi không đúng mực, mặc cho một chiến sĩ cố gắng giải thích rằng "nhóm thanh niên này vi phạm giao thông nghiêm trọng và không ai bắt quỳ cả".
Vụ việc gây “ồn ào” này đã thu hút rất đông người dân tới xem và lao vào can ngăn vì cho rằng hành động bắt người vi phạm giao thông quỳ xuống đường là không thể chấp nhận được.
Rất nhiều cư dân mạng bày tỏ những thắc mắc của mình cũng như đưa ra nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vụ việc chưa rõ thực hư này. Thành viên Hải Long bình luận trên Facebook: "Clip đầu tiên đúng là CSCĐ đánh rồi, còn clip sau thì chắc do nam thanh niên vi phạm thấy đông người vây quanh nên ăn vạ".
Xem xong đoạn clip thứ 2, thành viên Tiến Đạt nhận xét: "Chẳng biết ai đúng ai sai như thế nào, nhưng có 2 cái sai của mỗi bên mình nhận thấy: 1. CSCĐ khi đang làm nhiệm vụ lại ngang nhiên cầm điện thoại nhắn tin. Mặt rất khinh khỉnh tỏ thái độ? 2. Người dân (quay clip + vài người xung quanh) không tỏ thái độ hợp tác mà còn chửi bới, tục tĩu. Vậy giải quyết được gì?".
Thành viên Trần Khắc Ngọ thì góp ý: "Theo đoạn clip này có lẽ CSCĐ đã thiếu nguyên tắc khi bắt người và phương tiện vi phạm luật. Nếu công dân vi phạm không tuân thủ việc xử lý thì đem phương tiện về cơ quan để xử lý, không cần thiết phải giữ người hay tuỳ tiện xử lý tại chỗ. Họ chỉ cần đưa xe về đồn và thông báo cho chủ phương tiện là được. Như vậy sẽ tránh được việc 2 công dân kia quỳ trước mặt mình gây bức xúc cho dư luận xã hội..."
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%