Được cho là hàng hiếm, mới lạ... gần đây một số trái cây rừng rất hút khách, đặc biệt là với người dân Thủ đô.
Cơn sốt quả dại núi rừng của gái Hà Thành |
Trái cây rừng rủ nhau xuống phố
Không bày bán tràn lan ngoài thị trường như những loại trái cây thông thường, song, một số loại trái cây rừng giờ cũng bắt đầu xuống phố phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô.
Khảo sát tại các shop online, thấy xuất hiện khá nhiều loại trái cây rừng của khắp các vùng miền, như: sim rừng ở Phú Quốc, Quảng Ninh; trái xay rừng đặc sản của các tỉnh miền Trung; thanh mai, mắc mật ở Tây Bắc...
Anh Trần Văn Công (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) chuyên bán các loại trái cây rừng Tây Bắc, cho biết, trước kia, các loại trái cây rừng thường chỉ được dân trong vùng hái về ăn chứ không mua bán gì. Nhưng giờ thì khác, nhu cầu của dân thành thị, nhất là ở Hà Nội, khá cao nên anh gom hàng từ các tỉnh Tây Bắc rồi đánh xuống Hà Nội bán.
Theo anh Công, các loại trái cây rừng thường chỉ có theo mùa, mỗi mùa thu hoạch kéo dài chỉ 1-2 tháng là hết, có loại chỉ được khoảng nửa tháng. Đặc biệt, do số lượng không nhiều nên giá thành cũng khá cao. Đơn cử như trái xay, về đến Hà Nội, loại xay tươi bán giá 160.000-250.000 đồng/kg, xay rim giá 500.000 đồng/kg, thanh mai giá 130.000-150.000 đồng/kg, loại ngâm đường sẵn 650.000 đồng/lọ 10kg...
“Đến mùa trái cây nào thì đánh hàng trái cây đó. Vừa hết mùa thanh mai tôi lại đánh buôn trái xay rừng về Hà Nội bán. Cứ nhờ người nhà hay mối quen ở trên các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng hay một số tỉnh miền núi khác gom hàng từ những người đi vào rừng hái trái về rồi gửi xe xuống Hà Nội. Số lượng bao nhiêu anh cũng thu mua hết, bởi ở Hà Nội thường không có đủ hàng mà bán. Ai muốn lấy với số lượng lớn từ 10kg trở lên phải đặt hàng trước”, anh nói.
Tương tự, chị Nguyễn Thanh Thủy chuyên bán các loại đặc sản rừng online cho biết, người thành phố rất chuộng trái cây rừng bởi ăn lạ miệng, và đặc biệt là có ưu điểm sạch, không lo có chất bảo quản như các loại trái cây bán ngoài chợ.
“Trước tôi bán một số loại đặc sản online như thịt trâu gác bếp, lạp xưởng, hạt dẻ... Khi có trái cây rừng được người được người nhà chuyển xuống, tôi chỉ chụp ảnh, giới thiệu cho mọi người biết. Sau mọi người hỏi mua khá nhiều nên tôi mới chuyển sang bán thêm. Tính đến nay, tôi buôn trái cây rừng cũng được nửa năm rồi”. Hiện tại, shop của chị Thủy đang có bán loại mắc mật tươi với giá 50.000 đồng/kg, mắc mật khô giá 200.000 đồng/kg.
“Mặc dù là trái cây tươi, vận chuyển xa nhưng hàng thường không ế bao giờ, nhập về đến đâu bán hết đến đó bởi số lượng trái cây rừng rất hạn chế. Lần nào ra nhận hàng được nhiều nhất cũng chỉ khoảng 40 kg, không thì chỉ có từ 5-10kg”, chị chia sẻ.
Thực tế, theo ghi nhận từ các shop online có bán trái cây rừng, chủ shop nào cũng cho biết vì là trái cây rừng nên số lượng không nhiều, thuộc hàng hiếm. Mỗi vẫn nhập về cũng chỉ được vài ba chục cân, hàng về đến đâu khách lấy hết đến đó.
Chi tiền triệu mua trái cây rừng
Được quảng cáo là của ngon vật lạ, thuộc diện hàng hiếm, chỉ có bán trong thời gian ngắn nên các loại trái cây rừng đang rất hút khách. Nhiều người cố gắng săn tìm, đặt mua cho bằng được để về thưởng thức vị ngon của núi rừng.
Chị Hoàng Thu Trang, nhân viên một công ty chuyên về phần mềm trên đường Trần Khát Chân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoe: “Mình vừa đặt mua được 3kg xay rim, giá khuyến mãi chỉ 450.000 đồng/kg”.
Theo lời chị Trang, trái xay có mùi vị rất lạ, đặc trưng của một loại trái cây rừng nên không bao giờ bị nhầm lẫn với các loại trái cây khác. Chị đã được ăn thử một lần mà không thể nào quên được mùi vị, đặc biệt là xay rim đường ăn ngon tuyệt.
“Quả này hiếm, chỉ có một thời gian, năm nay mới thấy bán ở Hà Nội nên mình mua hẳn 3kg xay rim về biếu bố mẹ ở quê 1kg còn 2 kg để ăn dần”, Trang chia sẻ.
Chị Đoàn Phương Linh ở Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho biết chị mới bỏ hơn 1 triệu đồng để mua quả mắc mật tươi và khô cho gia đình dùng dần. “Các loại thịt lợn, gà, vịt ướp lá mặc mật nướng lên thơm phức, ngon tuyệt. Song, dùng quả mắc mật ướp thịt còn ngon hơn dùng lá mắc mật nhiều”, chị Linh nói.
Chị Linh cũng chia sẻ: Trước kia, vào mùa mắc mật chị thường phải nhờ người quen tìm mua ở tận trên Cao Bằng, số lượng không nhiều mà vất vả. Năm nay, thấy các shop online bán chị đặt mua liền mấy kg về dùng dần. Loại mắc mật tươi dùng trước, còn mắc mật khô cất tủ có thể để được cả năm.
Anh Nguyễn Văn Vui (Thanh Xuân) đang bán thanh mai rừng và sim rừng online cho biết, hàng về đến đâu bán hết đến đó, không bao giờ có hàng tồn sang ngày hôm sau. “Nhiều người lấy cả chục cân thanh mai về ngâm đường chứ số lượng người đặt mua 1-2 cân ít lắm”.
Chị Nguyễn Thanh Thủy cũng tiết lộ, loại mắc mật của chị thường cháy hàng. Khách muốn có hàng thường phải đặt trước 1-2 ngày. “Sáng qua tôi mới ra bến xe lấy hơn 2 chục cân mắc mật từ trên Cao Bằng gửi xuống mà 2h chiều khách đặt mua hết sạch”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn