Mở công ty từ khi 13 tuổi. Sau khi đi du học về, Lê Hoàng Uyên Vy (26 tuổi) liền mở một chuỗi cửa hàng đồ ăn và quản lý một webisite thương mại về thời trang.
Khi mới chỉ 13 tuổi, Uyên Vy đã tự mở một công ty. |
13 tuổi, mở công ty
Kể về tuổi 13, cô bạn bắt đầu câu chuyện từ khi mình được 11 tuổi. Đó là năm 1998, nhà Vy có điều kiện được kết nối internet sớm. Vy hay lang thang trên “mạng” để chat với người nước ngoài. Thấy họ khoe ra trang website nhìn đẹp mắt, Vy liền tò mò hỏi han, tìm hiểu vì sao làm được như thế.
Uyên Vy nhớ lại: “Mình hay tò mò, nên hỏi cho biết rồi thấy hay nên tự tìm hiểu học. Trang web đầu tiên của mình mang tên Uyenvy.com, chỉ nói về mình”. Từ khi mới 13 tuổi, Uyên Vy đã mở công ty. Hai năm sau, khi đã “chín” nghề và quen biết nhiều anh chuyên về thiết kế web, Vy lên ý tưởng mở công ty. Công ty mang tên TMspeed, là một công ty ảo chuyên thiết kế web, bán tên miền đặt hosting. Ý tưởng là của Vy, cùng sự góp sức của 3 anh sinh viên chuyên IT.
Cả bốn người hợp sức kiếm hợp đồng về cho công ty. Có khi thu được 50 USD, khi thì 100 USD. “Mình không nhớ rõ những bản hợp đồng ra sao, chỉ nhớ mỗi tháng mình thu được 4–5 triệu. Cũng là một món tiền khá lớn với mình”, Vy kể. Khi được hỏi chuyện tiêu tiền, cô gái trẻ bật cười: “Mình dành để đi chơi, còn dư thi mua tên miền để bán tiếp. Được cái bố mẹ rất thoải mái vì khi ấy mình làm nhưng vẫn đứng đầu lớp về kết quả học tập, vẫn đều đặn là học sinh giỏi”. Mọi chuyện dần sang ngã rẽ khi Uyên Vy vào học trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Đến lớp 11, trong một chương trình trao đổi học sinh, Vy quyết định dừng công ty, ra nước ngoài du học. Học hết chương trình phổ thông ở Hoa Kỳ, Vy chọn học ngành tài chính, ĐH Georetown tại Washington.
Đau bụng, mở cửa hàng đồ ăn sạch
Năm 2009, học hết chương trình đại học ở Mỹ, với năng lực của mình, Vy tự tin đủ khả năng lập nghiệp ở xứ cờ hoa. Thế nhưng, cô quyết định về lại Việt Nam. Số tiền kiếm được trong những ngày làm thêm ở Mỹ, Vy tính để làm một điều gì đó giá trị. Lúc đầu, Vy dự định mở một trang web thương mại điện tử, nhưng xét thấy vốn chưa đủ, mô hình chưa phù hợp nên lại thôi. Sau một lần ăn vặt và bị đau bụng, Uyên Vy liền mở chuỗi cửa hàng ăn vặt sạch mang tên Aiya Mới về nước, chưa biết sẽ làm gì nên Vy hay rủ bạn bè đi…ăn vặt. Cô thích thú: “Mình thích ăn vặt lắm, nhất là món bánh tráng trộn.
Một ngày có thể ăn vài bịch không biết ngán”. Nhưng trong một lần, chẳng may bị đau bụng vì món bánh tráng trộn, Vy ám ảnh về đồ ăn mất vệ sinh. “Tìm đâu ra chỗ ăn vặt mà sạch sẽ?”, “Hay là mình tự mở cửa hàng ăn vặt để đảm bảo vệ sinh?”, “Tại sao phải đi nhiều nơi để ăn vặt mà không quy các món ăn vặt về một nơi?”, Vy tự hỏi. Nghĩ là làm, Vy đưa ý tưởng với bạn bè để cùng góp vốn. Bốn người cùng góp vốn được 350 triệu, riêng Vy góp 150 triệu. Tìm mặt bằng, sơn sửa cửa hàng, tìm đầu bếp… và chỉ sau 30 ngày, tháng 11/2009 cửa hàng đồ ăn vặt mang tên Aiya ra đời trên đường Cao Thắng (Q.10, TP.HCM). Vy giải thích, nhóm lấy tên Aiya là vì muốn một cái tên dễ gọi, ấn tượng, dễ nhớ và thật trẻ trung. “Aiya như một câu cảm thán khi một điều gì đó thú vị xuất hiện”, Vy nói.
Uyên Vy bên cửa hàng ăn vặt của mình trên đường Đặng Văn Ngữ (Q.Phú Nhuận).
Dự định sắp tới của Uyên Vy là sẽ phát triển Aiya vào các trung tâm thương mại và ở Hà Nội Tiêu chí của quán là phong cách trẻ trung, giá cả phải chăng và thực phẩm phải sạch. Quán mới mở, khách hàng tới còn hơn mong đợi nên 4 tháng là thu lại vốn. Kinh nghiệm của Vy là sự “sành” ăn vặt nên tự cảm nhận được nhiều món ăn, dù không sở trường nấu ăn. Vi thế Aiya có được nhiều món ăn vặt phong phú, độc đáo.
Sau 4 năm, hai người đã rút vốn nhưng không ảnh hưởng tới kinh doanh và Vy đã mở thêm được 2 cửa hàng nữa, tạo thành một chuỗi cửa hàng ăn vặt. Những món mới luôn được Vy cập nhật, biến tấu thêm để thu hút khách hàng. Ba cửa hàng giúp Vy mang về doanh thu lên đến 9 chữ số mỗi tháng.
Dự định sắp tới của cô chủ 8X là mở thêm cửa hàng ở các trung tâm thương mại và Hà Nội.
Nghề tay trái, nghề tay phải
Gắn bó với chuỗi Aiya từ khi về nước, nhưng Vy xem đó là nghề tay trái. Nghề tay phải của cô bạn là quản lý một trang web thương mại điện tử. Website do Vy quản lý được thành lập 3/2010, chuyên về kinh doanh trực tuyến thời trang chính hãng và tổ chức các sự kiện, thiết kế website… Việc trang này ra đời nằm trong dự tính mở một trang web thương mại điện tử mà cô chủ Aiya đã ấp ủ từ khi mới về nước. “Hiện tại thi chuổi cửa hàng ăn vặt của mình đã ổn định nên mình dành nhiều thời gian hơn để phát triển trang thương mại điện tử này”, Uyên Vy chia sẻ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Việt Nam có 'miền gái đẹp' nức tiếng, đàn ông đến đây chẳng muốn quay về
- Thủy Tiên bị cô lập trong lần xuất hiện mới nhất?
- 'Ba việc phải làm và không nên làm' khi tiếp đón con dâu (rể) tương lai để tạo ấn tượng tốt đẹp trong lần gặp đầu tiên
- Nét tướng phú quý của phụ nữ: 10 đặc điểm khuôn mặt nhận biết phụ nữ giàu sang, hạnh phúc trong hôn nhân
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar