Những bức ảnh của Reshma Begum được kéo lên từ đống đổ nát trong vụ sập nhà máy ở Bangladesh từng là biểu tượng về niềm hy vọng lay động hàng triệu người.
Reshma Begum được đưa đi cấp cứu sau cuộc giải cứu kỳ diệu dưới đống đổ nát. |
Cô gái 19 tuổi, Reshma Begum đã phải trải qua 17 ngày bị chôn vùi trong đống đổ nát của tòa nhà Rana Plaza 8 tầng trước khi được giải cứu. Vụ thảm họa tồi tệ nhất của ngành công nghiệp may mặc nước này đã cướp mất mạng sống của 1.129 người vào tháng 4/2013.
Tuy nhiên, vụ giải cứu kỳ diệu dường như là giả mạo khi chính quyền Bangladeshi muốn kiểm soát thiệt hại để bảo vệ danh tiếng của ngành may mặc vốn đang sinh lợi cho đất nước này. Câu chuyện mới đây của một đồng nghiệp cũ đã tiết lộ sự thật vụ này.
Có vẻ bi kịch mất mát hơn 1 nghìn người đã bị lãng quên nhờ sự kiện cứu sống kỳ diệu một nạn nhân.
Câu chuyện chính thức được đăng tải trên báo chí khi lực lượng giải cứu từ bỏ hy vọng tìm kiếm người sống sót sau 17 ngày thì họ bất ngờ nghe thấy tiếng khóc của một người phụ nữ vào những giây phút bắt đầu dùng máy móc hạng nặng đập phá bê tông.
Thế nhưng một người đàn ông giấu tên khẳng định cô Begum đã trốn thoát từ tầng 3 với anh ta vào cái ngày tòa nhà sụp đổ.
“Chúng tôi đã chạy ra ngoài cùng nhau và được đưa vào bệnh viện. Nhưng 2 ngày sau đó, cô ấy biến mất. Và sau 17 ngày tôi thấy cô ấy xuất hiện trên truyền hình. Họ nói rằng đó là một phép lạ. Tuy nhiên, tất cả đều là giả dối”.
Câu chuyện của Reshma thực chất chỉ là một trò lừa bịp?
Tờ báo Amar Desh chỉ ra bằng chứng đáng nghi về phiên bản chính thức của sự kiện này. Những hình ảnh của cô gái sống sót kỳ diệu được nghiên cứu kỹ lưỡng. Khi được kéo lên từ đống đổ nát, bàn tay của cô không bị chấn thương.
Bài báo cũng nói rằng bộ quần áo trên người cô cũng không bị bẩn và mắt cô không bị lóa khi nhìn thấy ánh mặt trời mặc dù thực tế cô đã sống trong bóng tối trong hơn 2 tuần.
Người dân sống gần khu vực thảm họa cho biết một số công việc của lực lượng cứu hỏa được thực hiện khá bí ẩn vào ban đêm và lực lượng chức năng ngăn chặn bất cứ ai quay phim hoặc chụp ảnh hiện trường.
Tuần trước, Reshma xuất hiện tại một cuộc họp báo chính phủ để ăn mừng công việc mới với vai trò đại sứ của khách sạn Dhaka 5 sao. Công việc này giúp cô kiếm được 600 bảng/tháng, gần gấp 4 lần so với tiền lương tại nhà máy. Hiện tại cuộc sống của Reshma và gia đình đã thay đổi chóng mặt sau vụ tai nạn.
Được biết Reshma đến từ một ngôi làng hẻo lánh ở phía tây của huyện Dinajpur và bắt đầu làm việc tại nhà máy sản xuất hàng may mặc mới được được 3 tuần trước khi vụ tai nạn xảy ra.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?