Sáng Chủ nhật (06/10/2013), tại khu danh thắng Tây Thiên (xã Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đã diễn ra lễ đúc tòa Kim cương Đức Phật A Di Đà.
Đức Phật ra đời vì đại nhân duyên dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau tìm về chân hạnh phúc |
Tòa Kim Cương Đức Phật A Di Đà nằm trong quần thể bộ tượng Ngũ Trí Phật sẽ được an vị trong tháng 10 này tại ngôi Đại Bảo tháp linh thiêng.
Đức Phật ra đời vì đại nhân duyên dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau tìm về chân hạnh phúc. Để hoàn thành tâm nguyện này, Ngài thị hiện nơi cõi đời qua vô số ứng hóa thân. Ngũ Trí Phật là năm vị Phật tượng trưng cho năm trí tuệ hoàn hảo của bậc giác ngộ, liên quan tới sự tịnh hóa hoàn toàn các trạng thái ảo tưởng, si mê, phiền não của con người. Những ảo tưởng này che chướng bản chất chân thật, khiến chúng ta mê đắm trong khổ đau luân hồi. Nhưng thông qua việc thực hành tâm linh, chúng có thể chuyển hóa thành năm trí tuệ giác ngộ tương ứng với năm đức Phật: Đại Nhật Như Lai, A Súc Bệ, Bảo Sinh, A Di Đà và Bất Không Thành Tựu.
Kinh điển Phật giáo dạy rằng dù trong “Thiên bách ức Hóa thân”, mười phương chư Phật cũng đều “tọa trên Tòa Kim Cương mà thành Chính đẳng Chính giác”. Hàng ngàn chư Phật hiền kiếp, chư Bồ tát đã an tọa trên tòa Kim Cương để đạt được giác ngộ. Tòa Kim Cương ở đây không phải theo nghĩa đen là một tòa ngồi đẹp đẽ nạm Kim cương hay châu báu bảo vật mà có hàm ý sâu xa hơn. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trước khi thành Chính giác, Ngài đã kết tòa ngồi bằng cỏ Cát tường dưới gốc Bồ đề, an tọa trên tòa ấy 49 ngày đêm không nghỉ, chiến thắng mọi Ma quân nội chướng ngoại chướng, chứng đắc Vô thượng Bồ đề, chuyển bánh xe Pháp, cứu độ chúng sinh. Đức Phật an tọa trên tòa tượng trưng sự điều phục đè bẹp mọi phiền não tham sân của chúng sinh, khơi dậy suối nguồn chân hạnh phúc an lạc vốn sẵn đủ nơi tự thân mỗi người. Như thế, Đạo Phật tin rằng lễ gia trì đúc tòa Kim cương có thể tịnh hóa chướng ngại, bệnh tật, đem lại hạnh phúc bình an cho những ai có phúc duyên tham dự.
Theo quan kiến Phật pháp, Bảo tháp nêu biểu cho Tâm giác ngộ của Đức Phật, nơi quy tụ và kết tinh vô số biểu tượng thể hiện phẩm chất giác ngộ của chư Phật. Tòa Kim Cương là một trong những biểu tượng quan trọng đấy. Trong vòng luân hồi trôi chảy bất tận, chúng sinh khổ não không cùng, hình tượng đức Phật an trụ trên bảo tòa Kim cương là hình ảnh “Bất động giữa dòng đời biến động, Thanh tịnh giữa thế giới nhiễm nhơ”, như một lời nhắc nhở, một lời cảnh tỉnh sâu sắc cho mỗi chúng ta: Thân thể này dẫu có vô thường như cát bụi, thần thức này dẫu có trôi lăn qua bao cõi tử sinh, nhưng Phật tính Bảo châu trong sâu thẳm thâm tâm mỗi người vẫn thường hằng sáng suốt, không bao giờ nhiễm nhơ tì vết.
Các hoạt động hoàn thiện Đại Bảo tháp Tây Thiên sẽ tiếp tục diễn ra trong tháng 10, đặc biệt Chủ nhật 20/10 là đại lễ cung nghinh an vị tôn tượng Ngũ Trí Phật. Đây là một sự kiện văn hóa Phật giáo vô cùng quan trọng, linh thiêng được đông đảo người dân và Phật tử đón đợi. Nhân sự kiện đặc biệt này, chư Ni chùa Tây Thiên Phù Nghì cùng Phật tử địa phương sẽ tổ chức các nghi thức cầu nguyện gia trì, trình diễn vũ điệu múa Phật theo truyền thống văn hóa Kim Cương thừa, các sự kiện văn hóa khác như diễn kịch, múa rồng ngay tại công trình Đại Bảo tháp.
Các bức tượng Ngũ Trí Như Lai Phật là một phần quan trọng của công trình Đại Bảo Tháp Tây Thiên - ngôi Bảo Tháp đầu tiên được thiết kế theo kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa tại Việt Nam và Đông Nam Á. Bảo Tháp Tây Thiên được dựng trên một chân đế uy nghi có đường kính rộng 60 m, chiều cao 37 m, tọa lạc trên vùng đất phong quang bằng phẳng, ba bề được các rặng núi Tam Đảo ôm bọc và phía trước xa xa có đồi Mắt Rồng làm án sơn. Bảo tháp được Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thiết kế và gia trì yểm tháp, là nơi thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương đến cầu nguyện chiêm bái. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Vì sao Đông chí 2024 đặc biệt nhất trong nhiều năm trở lại đây, ngày này cần kiêng kỵ gì?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn