Người phi công đó vẫn còn sống và sống tại Hà Nội. Ông Cherry được mời đến TP. HCM để tham dự chương trình "Như chưa hề có cuộc chia li", được truyền hình trực tiếp.
|
Kỳ cuối: Không lực Hoa Kỳ ngưỡng mộ
Cuộc hội ngộ lịch sử
Người phi công bắn rơi máy bay của ông Nguyễn Hồng Mỹ ngày 16/4/1972, là Daniel Edwards Cherry. Đây là chiếc máy bay Mig 21 đầu tiên, cũng là duy nhất ông Cherry bắn rơi trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình. Là phi công lão luyện, ông Cherry đã bay 185 phi vụ với chiến đấu cơ Phantom (F4 - Con Ma). Sau này ông Cherry được bổ nhiệm làm Phi đoàn trưởng Phi đoàn biểu diễn của Không quân Hoa Kỳ. Năm 1989, ông Cherry về hưu, sống ở bang Kentucky, cấp bậc Thiếu tướng.
Ngày 5/4/2008, hai con người ở hai chiến tuyến từng trực tiếp giáp mặt và đối đầu, đã gặp nhau trong cuộc hội ngộ lịch sử và họ đã thành đôi bạn.
Ông Mỹ và ông Cherry, trong lịch sử từng là “đối thủ bầu trời”... nay họ là những người bạn.
Trước khi nảy ra ý định tìm lại "đối thủ bầu trời" năm xưa, ông Cherry nghĩ rằng đó là việc "mò kim đáy bể". Nhưng quyết tâm muốn biết số phận của người phi công lái Mig 21 bị mình bắn hạ bây giờ thế nào? Ông Cherry gửi thư cho chương trình "Như chưa hề có cuộc chia li", trong thư ông bày tỏ: "Tôi từng tham chiến trong một trận không chiến với Không quân Việt Nam tại địa điểm cách Hà Nội chừng 30 dặm vào một buổi sáng 16/4/1972. Người phi công bay chiếc Mig 21 ngụy trang và sau khi điều khiển rất tài ba chiếc máy bay trong nhiều phút, người phi công đó đã tung dù. Tôi luôn tự hỏi người đàn ông đó là ai? Anh còn sống sau lần nhảy dù đó không? Anh có gia đình và bao nhiêu con? Sẽ là niềm hân hạnh lớn lao nếu tôi gặp lại con người đó. Chương trình có cách nào giúp tôi liên hệ với người phi công anh dũng đó? Tuy chúng tôi là "kẻ thù" trong một khoảng thời gian, nhưng tôi có cảm giác là chúng tôi có nhiều điểm giống nhau. Biết đâu giờ đây chúng tôi có thể tìm được những điểm chung cho một tình bạn".
Người phi công đó vẫn còn sống và sống tại Hà Nội. Ông Cherry được mời đến TP. HCM để tham dự chương trình "Như chưa hề có cuộc chia li", được truyền hình trực tiếp. Ngày 5/4/2008, tại phòng thu hình của Đài truyền hình, một người đàn ông dáng người khỏe mạnh, ánh mắt hiền hậu cùng nụ cười thân thiện tiến về phía ông Cherry và hai người đã ôm chầm lấy nhau trong niềm xúc động mãnh liệt. Người đó là phi công Nguyễn Hồng Mỹ, người điều khiển chiếc Mig 21 năm xưa.
Hai con người ở hai chiến tuyến, đã gặp lại nhau cùng xiết chặt tay, như những người bạn thân lâu ngày tái ngộ. Họ cùng nhắc lại để… khép lại quá khứ. Không khí trang nghiêm và xúc động, ông Cherry đã rơi nước mắt trong giờ phút đáng nhớ đó. Từ đây, họ trở thành bạn bè của nhau. Ông Mỹ mời ông Cherry cùng một số người bạn của ông về thăm nhà. Đáp lại, ông Cherry cũng mời ông Mỹ sang thăm Hoa Kỳ và ông Mỹ đã nhận lời.
Chính phủ Hoa Kỳ đã xin phép ông Mỹ cho họ lấy hình ảnh để phát hành một mẫu tem thư.
Sau những hào quang
Tháng 4/2009, theo lời mời của Bộ Không quân Hoa Kỳ, phi công Nguyễn Hồng Mỹ đã tham dự và trực tiếp cắt băng khánh thành Bảo tàng Không quân ở Kentucky, sau đó được trồng cây sồi danh dự trước tháp chuông TP. Kentucky. Đó là lần đầu tiên ông Mỹ đặt chân đến Hoa Kỳ, ông đi thăm nhiều nơi và được mời tham dự bay biểu diễn trong Ngày hội Hàng không tổ chức tại Florida. Sau 37 năm, kể từ khi rời quân ngũ, ông Mỹ mới lại có dịp "sải cánh" trên bầu trời. Rất nhiều tờ báo Mỹ đã đưa tin, viết bài về phi công Việt Nam bay khai mạc biểu diễn tại Triển lãm Hàng không quốc tế.
Ngày 8/3/2011, ông Mỹ lại được Bộ Không quân Hoa Kỳ mời sang khai giảng khóa đào tạo lớp học Chỉ huy Không quân (tại Đại học Chỉ huy và Tham mưu Không quân). Lớp học có khoảng 500 học viên là sỹ quan cao cấp của Không quân Mỹ. "Hôm đó, người Mỹ đã giới thiệu tôi là anh hùng. Tôi đính chính lại rằng, mình không phải là anh hùng. Và chưa từng được phong anh hùng. Nhưng Thiếu tướng Stephen T Denker (Không quân Hoa Kỳ) - Chỉ huy trưởng Đại học Chỉ huy và Tham mưu Không quân, đã giải thích rằng, tôi đã là anh hùng trong con mắt họ ngay từ khi tôi bắn hạ chiếc máy bay F4 của Không quân Hoa Kỳ năm 1972" - ông Nguyễn Hồng Mỹ cho biết.
Huân chương danh dự Chính phủ Hoa Kỳ trao tặng ông Mỹ.
Cũng dịp đó, 4/2009 tại buổi lễ có 3.000 khách mời tham dự, ông Nguyễn Hồng Mỹ được Hoa Kỳ, trao quyết định bổ nhiệm là Đại tá danh dự.
Đến 6/2011, ông Nguyễn Hồng Mỹ được Hoa Kỳ trao Huân chương danh dự (bằng vàng) - một phần thưởng cao quý nhất mà Chính phủ Hoa Kỳ, dành tôn vinh những con người xuất chúng, những anh hùng của họ. Cho đến nay, ông Nguyễn Hồng Mỹ là trường hợp người nước ngoài duy nhất, được Hoa Kỳ trao tặng huân chương này. Sau đó Chính phủ Hoa Kỳ đã xin ông Mỹ cho phép họ lấy hình ảnh ông, vào việc phát hành một mẫu tem thư của họ.
"Vào tháng 7/2012, Bộ Không quân Hoa Kỳ sẽ tổ chức Ngày hội Hàng không lớn nhất của Mỹ, tại Minnesota và Wisconsin, tôi là khách được mời tham dự. Họ bảo rằng, tôi là một trong 50 người nổi tiếng thế giới, là khách mời của họ." - ông Mỹ nói.
Phía sau những hồi ức oai hùng, ông Mỹ là người giản dị, thân thiện và gần gũi. Khi chia sẻ những câu chuyện về cuộc đời nhuốm màu huyền thoại của mình, ông vẫn thể hiện nét dung dị của người lính Cụ Hồ, với những phẩm chất của con người gan dạ, dũng cảm, đầy lòng tự tôn dân tộc!
Hiện tại ông Mỹ sống bình lặng trong một căn nhà nhỏ, trên một con phố nhỏ của Hà Nội - phố Cầu Đất. Con trai đầu của ông là Nguyễn Hồng Quân, sinh năm 1980; con gái thứ của ông là Nguyễn Hồng Giang, sinh năm 1982. Và đã 28 năm người đàn ông này sống cảnh "gà trống nuôi con". Từ năm 1984 con trai lên 4 và con gái lên 2, đến tận bây giờ, phi công Nguyễn Hồng Mỹ đã hoàn thành xuất sắc vai trò vừa là cha, vừa là mẹ để nuôi dạy các con nên người. Các con ông giờ đã trưởng thành, đã lập gia đình có công ăn việc làm ổn định. Với ông Mỹ, "đó mới là kỳ tích đáng tự hào".
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?