“Thông tin bài thuốc chữa ung thư bằng lá đu đủ và sả rất mập mờ, cần phải xem lại”, Cục trưởng Cục Y học cổ truyền, Bộ Y tế, khẳng định.
Chuyên gia nói gì về bài thuốc trị ung thư của nhà thơ Trần Đăng Khoa |
Những ngày qua, trên mạng internet lan truyền bài viết về phương thuốc chữa ung thư được cho là của nhà thơ Trần Đăng Khoa - tác giả của nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi như: Hạt gạo làng ta, Góc sân và khoảng trời...
Bài viết về phương thuốc này được đăng tải trên mạng internet vào ngày 15/9 với nội dung như sau: Bài thuốc chữa ung thư thật chuẩn phải lấy lá đu đủ, thái ra, phơi khô, thêm lá sả. Nếu chia làm mười phần, 9 phần lá đu đủ, 1 phần sả, đun uống, thay cho nước chè, uống hằng ngày.
Nếu sau 3 ngày, bệnh nhân thấy phân đen và hôi, bài thuốc hiệu nghiệm. Bệnh nhân ung thư, chắc chắn khỏi. Men gan cao, bệnh cũng sẽ bay biến và không tái phát trở lại.
PV đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia y tế về bài thuốc này.
PGS.TS. Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Y học cổ truyền, Bộ Y tế.
Chưa kiểm chứng
PGS.TS. Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Y học cổ truyền, Bộ Y tế, cho biết, đây là lần đầu tiên ông nghe thông tin lá đu đủ và sả có tác dụng trị ung thư.
“Đây là lần đầu tiên tôi nghe tên bài thuốc chữa ung thư chắc chắn khỏi. Thông tin bài thuốc rất mập mờ. Bài thuốc không có tên, tuổi, địa chỉ cụ thể và không có số lượng, thành phần”, ông Khánh nói.
Theo ông Khánh, bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư chưa chắc chết vì bệnh mà có thể chết vì hoảng sợ. Khi người ta đã tin vào một phương pháp điều trị nào, toàn bộ triệu chứng sẽ đỡ và sẽ chiến đấu với tế bào ung thư.
Trong y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc chữa ung thư nhưng phải phối hợp cả hai phương pháp chẩn đoán và điều trị.
“Thông tin lá đu đủ chữa ung thư phải xem lại”, Cục trưởng Cục Y học cổ truyền khẳng định.
Bác sĩ, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, chia sẻ, ông đã từng gặp bệnh nhân bị ung thư phổi dùng lá đu đủ đun nước uống. Sau khi uống, bệnh nhân bị chảy máu dạ dày rồi tử vong.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cũng khẳng định, người bị bệnh ung thư cần phải chữa theo y học hiện đại. Bệnh nhân chỉ nên dùng y học cổ truyền, kinh nghiệm dân gian để hỗ trợ. Dùng lá đu đủ đun nước uống trị ung thư là bài thuốc dân gian ở nước ngoài đưa vào Việt Nam nhưng chưa được nghiên cứu, chứng minh.
“Nếu áp dụng nguyên bài thuốc này trị ung thư sau 3 - 4 tháng, người bệnh đã bỏ qua giai đoạn điều trị bệnh, rất nguy hiểm đến tính mạng”, Lương y Vũ Quốc Trung nói.
"Có bệnh thì vái tứ phương"
Chia sẻ với phóng viên về bài thuốc chữa ung thư bằng lá đu đủ và sả, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, các đây không lâu, ông nhận được bài thuốc này từ một người lạ.
Nhà thơ rất ngạc nhiên vì căn bệnh hiểm nghèo cả thế giới còn đang bó tay mà cách chữa lại quá đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần lấy lá đu đủ nấu uống như uống nước sẽ khỏi bệnh. Bản thân ông cũng không tin bài thuốc này nhưng vẫn tham khảo.
“Người gửi cho tôi bài thuốc này không ghi tên. Bài thuốc như một cái thư nặc danh, người nói không chịu trách nhiệm về những gì mình nói. Như vậy làm sao có thể tin được?”. Nhưng tôi nghĩ: 'có bệnh thì vái tứ phương', nên tôi đã chuyển bài thuốc vu vơ ấy cho một số bạn bè”, nhà thơ kể.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói thêm, ban đầu ông cũng không tin vì chưa có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, sau đó ông gửi cho bạn bè bị ung thư. Sau khi dùng phương pháp này, nhiều người da dẻ đỏ đắn hẳn.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa dẫn chứng trường hợp nhà thơ Trương Hữu Lợi, nguyên Trưởng phòng Văn nghệ thiếu nhi (Đài Tiếng nói VN), bị ung thư phổi. "Anh Lợi đã xạ trị, tóc cũng đã rụng hết. Sử dụng phương pháp này, anh Lợi đã qua 5 năm, tóc xanh mướt, da hồng hào", nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết.
“Có bệnh nhân áp dụng bài thuốc trên đã kéo dài được sự sống. Cho nên, theo tôi cần phải nghiên cứu thêm. Tôi cũng chưa rõ bệnh nhân ung thư khỏi bệnh do tâm lý hay do áp dụng bài thuốc này. Nhưng mình biết bài thuốc này mà không nói ra sẽ có tội. Còn nước còn tát, người bệnh nên áp dụng”, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%