Dù đã 80 tuổi nhưng sư thầy Thích Thiện Nhơn vẫn rất minh mẫn, hằng ngày, thầy chăm lo cho gần 60 người tâm thần và trẻ em mồ côi.
Sư thầy Thích Thiện Nhơn |
Cư ngụ tại ấp 5, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh (TP.HCM) - ngôi chùa nhỏ xập xệ được xây dựng từ năm 1995 mang tên Pháp Bình đã từng là nơi sinh sống của gần 60 người tâm thần và trẻ em mồ côi, trẻ lang thang cơ nhỡ. Trụ trì và là vị sư duy nhất của ngôi chùa này là thầy Thích Thiện Nhơn (80 tuổi).
Sư thầy Thích Thiện Nhơn sinh ra trong một gia đình có 5 anh em và đi theo con đường tu tập từ thời còn rất trẻ (năm 22 tuổi). Năm 70 tuổi, với phát tâm muốn giúp đỡ nhiều người khó khăn, bệnh tật, sư thầy Thiện Nhơn đã đón nhận và chăm sóc cho gần 60 người tâm thần, cơ nhỡ. Tiếng lành đồn xa, mỗi khi có người tâm thần nghèo khó hoặc trẻ em mồ côi, vô gia cư là người ta lại đem đến gửi thầy giúp đỡ.
Sư thầy Thích Thiện Nhơn đã có hơn 50 năm tu tập và 10 năm phát tâm nuôi dưỡng, chăm sóc người tâm thần, trẻ em cơ nhỡ...
Những đứa bé đáng yêu ở chùa Pháp Bình được sư thầy cưu mang. Vị sư cô trong hình là sư cô của một ngôi chùa khác, vì khâm phục tấm lòng của thầy Nhơn nên mỗi ngày đều sang chùa Pháp Bình phụ việc chăm trẻ và cơm nước.
Sư thầy Thích Thiện Nhơn chia sẻ: “Tôi chẳng có bí quyết gì, chỉ cho họ ăn cơm cúng Phật và tịnh tâm nghỉ ngơi trong chùa một thời gian dài là họ đỡ bệnh, minh mẫn hẳn ra. Đến lúc đó thì gia đình lại đón về để hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Từ đó đến giờ đã có nhiều người đến đây sống và chữa bệnh như vậy."
Chùa nghèo và vắng người nên một số người tâm thần đang bình phục cũng giúp thầy trông coi lũ trẻ nhỏ.
Cơ sở vật chất ở đây thiếu thốn, khác xa những trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi khác.
Một em bé mồ côi mới 11 tháng được sư thầy cưu mang.
Thầy cho biết, hiện chùa đang nuôi 6 em nhỏ mồ côi, trẻ em cơ nhỡ nhưng 2 trong 6 bé đang được gia đình xin về quê cho thăm nhà nhân dịp hè. Chùa nghèo, trẻ em ở đây không có sữa uống như ở các trung tâm lớn khác trong thành phố nhưng thầy vẫn cố gắng làm việc (đi cúng đám tang) để có chút tiền chăm lo cho các bé đầy đủ hơn.
Khi đến tuổi, các chú tiểu sẽ được đi học văn hóa đầy đủ như các bạn đồng trang lứa khác.
Dù không được đầy đủ như ở nhiều trung tâm lớn khác nhưng thầy Nhơn vẫn luôn nỗ lực để các bé được chăm sóc tốt hơn.
Thầy bảo: “Ăn uống chẳng đáng bao nhiêu, tôi nuôi bọn trẻ vì không muốn chúng phải bươn chải ngoài đời khi còn quá sớm, dễ sinh hư và làm xấu xã hội. Mong là tôi đủ sức khỏe để đi cúng kiếm tiền chăm lo cho chúng nên người…”.
"Tôi chỉ mong có đủ sức khỏe để chăm lo cho các cháu nên người...".
Niềm vui của lũ trẻ có khi chỉ là một chùm bóng nhiều màu sắc.
Nói về ước mơ của mình, thầy cho biết: “Tôi mong có sức khỏe vì phải có sức khỏe thì mới có thể chăm sóc cho các cháu, các ông bà ở đây được. Tôi cũng mong mọi người chung tay để giúp đỡ được cho nhiều người hơn nữa".
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?