Theo Đông y, mộc nhĩ đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, sáng mắt. Thường được sử dụng chữa chứng nhiệt lỵ, trĩ, đau răng.
|
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại nấm được du nhập từ nhiều nước. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến hai loại nấm thuần Việt thuộc họ mộc nhĩ, đó là mộc nhĩ đen (nấm mèo đen) và mộc nhĩ trắng (tuyết nhĩ/ngân nhĩ).
MỘC NHĨ ĐEN
Theo Đông y, mộc nhĩ đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, sáng mắt. Thường được sử dụng chữa chứng nhiệt lỵ, trĩ, đau răng.
Một số nghiên cứu gần đây cho biết, mộc nhĩ đen còn có tác dụng giúp làm giảm lượng đường trong máu và phòng ngừa ung thư biểu bì.
Cách dùng nấm mộc nhĩ đen chữa bệnh như sau:
- Chữa đi lỵ ra máu: Mộc nhĩ đen 20g sao khô, tán bột, chia uống ba lần trong ngày.
- Chữa đau răng: mộc nhĩ đen và rau kinh giới, lượng bằng nhau 30g, sắc lấy nước để ngậm và súc miệng.
- Chữa suy nhược, ăn ngủ kém: Mộc nhĩ đen 30g, long nhãn nhục 30g, sắc uống trong ngày.
- Chữa trĩ xuất huyết, táo bón: Mộc nhĩ đen 6g, trái hồng khô 30g, nấu chè ăn trong ngày.
- Huyết áp cao, xơ cứng tiểu động mạch, chảy máu võng mạc: mộc nhĩ đen 30g, ngâm trong nước một đêm, rồi đem hấp chín với đường phèn trong một - hai giờ, dùng ăn trước khi đi ngủ.
Đặc biệt, người đẹp Dương Quý Phi ngày xưa khi phát hiện có vết nám đen trên mặt, đã được các ngự y chữa trị bằng bài thuốc đơn giản chế từ quả hồng táo và mộc nhĩ mà nhan sắc được duy trì. Bài thuốc như sau: chọn hồng táo (Zyzyphus sativa Mill) 8-10 quả loại tốt, rửa sạch với nước ấm, để ráo. Mộc nhĩ đen 30-50g, ngâm nước nóng cho nở ra, xong rửa sạch bằng nước ấm. Cho hai thứ vào siêu đất, nấu với 650ml nước, còn lại 150ml. Ăn luôn cả cái, lúc còn ấm. Ngày ăn hai lần như vậy vào buổi sáng và buổi tối, sau bữa ăn một - hai giờ. Bài thuốc này còn có công năng kiện tỳ hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt, làm tươi nhan sắc.
Lưu ý: Chỉ nên ăn nấm mộc nhĩ đã sơ chế và phơi khô. Tuyệt đối không dùng nấm còn tươi, vì nấm còn tươi có chứa một chất có thể gây viêm da khi ra ngoài ánh nắng. Trường hợp nặng có thể làm cuống họng phồng rộp, gây khó thở.
MỘC NHĨ TRẮNG
Mộc nhĩ trắng tức tuyết nhĩ, còn được gọi là ngân nhĩ, có nhiều ở các vùng Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An vào tới Thừa Thiên - Huế, là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với lượng đạm, carbohydrate và các khoáng chất khá cao…
Theo Đông y, ngân nhĩ có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào hai kinh phế, vị, giúp bổ âm, nhuận phế, ích vị, sinh tân dịch, trừ đàm uất, lợi tiêu hóa. Trị phế táo nhiệt, ho khan, ho ra máu, đàm có lẫn máu, chảy máu cam, táo bón, suy nhược do phế thận âm hư. Ngày nay ngân nhĩ còn được dùng để trị huyết áp cao, xơ vữa động mạch.
Cách dùng ngân nhĩ chữa bệnh:
- Trà ngân nhĩ: Ngân nhĩ 20g, đường phèn 20g, trà tốt 5g.
Ngân nhĩ rửa sạch, cho vào nồi cùng với đường phèn và nước vừa đủ để hầm nhừ. Trà pha ngâm với nước sôi khoảng 5 phút rồi lọc lấy nước cho vào nồi canh ngân nhĩ, trộn đều.
Ngày dùng một thang, uống lúc nào cũng được. Tác dụng bổ âm, nhuận phế, trừ đàm.
- Song nhĩ thang: Mộc nhĩ trắng 10g, mộc nhĩ đen 10g, đường phèn 30g.
Lấy mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen đem ngâm nước nóng cho nở, ngắt bỏ chân, loại bỏ tạp chất, rửa sạch rồi để vào bát cùng với đường phèn và nước vừa đủ. Đưa bát vào lồng hấp hoặc chưng cách thủy khoảng một giờ cho mộc nhĩ chín nhừ là được.
Khi dùng, ăn luôn cả mộc nhĩ lẫn nước đường, chia dùng một - hai lần trong ngày, có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa ung thư, tăng cường chức năng tuần hoàn.
Trong chế biến thức ăn, không nên dùng mộc nhĩ đen hoặc mộc nhĩ trắng nấu chung với các loại rau củ có tính lạnh, lợi tiểu, nhuận trường, như bí đao, mồng tơi, rau đay, rau má, củ cải, bông súng, dưa leo… vì dễ gây lạnh bụng, đi tiêu lỏng. Đặc biệt, với những người có tình trạng dương hư, người lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh, bụng lạnh, đi cầu phân lỏng, thì không nên dùng nấm mộc nhĩ trắng (tuyết nhĩ). Những người bị huyết áp thấp, lượng đường huyết giảm cũng nên thận trọng khi dùng mộc nhĩ đen.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?