Do vợ chồng chủ xưởng may gia công ở Hải Phòng thiếu tiền lại xem thường các quy định về PCCC cháy nên 13 công nhân may đã chết thảm, 25 người khác bị thương.
Nhiếp Thiếu Phong (bị cáo đứng giữa) và vợ Bùi Thị Hiền (thứ hai từ phải qua) đứng trước vành móng ngựa |
Sáng ngày 30/7, TAND Hải Phòng mở phiên toàn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy xẩy ra vào 16h30 ngày 29/7/2011 tại xưởng may gia công mũ giày vải Thuận Phát ở thôn Đại Hoàng II, xã Tân Dân, huyện An Lão (TP. Hải Phòng) làm 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương.
Phải ra trước vành móng ngựa có 5 bị cáo, gồm: chủ xưởng may Bùi Thị Hiền (SN 1987, trú tại thôn Đại Hoàng II, xã Tân Dân) và chồng là Nhiếp Thiếu Phong (SN 1970 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc); Lê Văn Bẩy (SN 1985), Nguyễn Văn Linh (SN 1984) và Bùi Thị Sự (SN 1967) cùng ở thôn Đại Hoàng II, xã Tân Dân, huyện An Lão.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP. Hải Phòng, đầu tháng 5/2011, Hiền và chồng là Nhiếp Thiếu Phong (chưa đăng ký kết hôn) thuê 150 m2 đất của Sự để xây dựng nhà xưởng, với giá 4,5 triệu đồng/tháng. Sự chịu trách nhiệm xây dựng theo yêu cầu của vợ chồng Hiền và Phong.
Xưởng được xây dựng theo kết cấu hình ống, khung thép chịu lực, tường xây bằng gạch và chỉ mở duy nhất một cửa ra phía đường. Sau đó, Sự thuê Bảy, thợ hàn cùng thôn tiến hành thi công.
Con trai của nạn nhân Phạm Thị Nhật (SN 1979) mang theo di ảnh mẹ đến dự phiên toà
Ngày 10/7/2011, khi xưởng chuẩn bị hoàn thành, vợ chồng Hiền và Phong cho chuyển toàn bộ máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và công nhân đến làm việc. Hai ngày sau, Hiền tuyển công nhân đến làm việc.
Trong quá trình hoạt động do xưởng chưa có cột thu lôi nên Hiền yêu cầu Sự hoàn thiện. Sự mua 4 bầu sứ, 4 cột thu lôi và gọi Bảy đến hàn. Bảy rủ thêm Linh mang theo máy hàn cùng đến xưởng. Đến chiều 29/7/2011, Bẩy và Linh chuyển đồ nghề lên mái xưởng và bắt đầu hàn cột đầu tiên trên nóc xưởng từ ngoài cửa vào.
Lúc này, trong xưởng có 45 công nhân đang làm việc. Trong khi hàn, các tia lửa bắn xuống phía dưới, nên 3 lần Hiền nhắc không làm nữa nhưng Bẩy và Linh vẫn làm. Hiền nhắc đến lần thứ 3 thì xảy ra hoả hoạn, các tia lửa hàn rơi xuống đã nhanh chóng bùng lên thành ngọn lửa cháy ngùn ngụt.
Nhiều nạn nhân và người dân địa phương đến tham dự phiên toà
Thấy vậy, Hiền vội chạy ra ngoài gọi điện cho chồng là Nhiếp Thiếu Phong và lực lượng PCCC địa phương. Khi Phong ra tới xưởng, thấy lửa cháy quá lớn, bao phủ lên cả nhà xưởng, không có khả năng cứu được người và tài sản nên đã cùng Hiền thuê taxi bỏ chạy lên TP. Móng Cái giáp với Trung Quốc, Tuy nhiên, cả 2 vợ chồng Hiền và Phong đều đã bị bắt giữ trên đường trốn chạy.
Hậu quả vụ cháy làm 13 người tử vong, 25 người bị bỏng. Theo kết luận pháp y, các nạn nhân tử vong do bị ngạt khói khí cháy và bỏng nặng. Đối với 25 người bị thương, Phòng kỹ thuật hình sự công an TP. Hải Phòng kết luận, những nạn nhân này bị bỏng từ 25% đến 84,11%. Về lâu dài, các nạn nhân đa số bị hạn chế vận động khớp, các vết sẹo lồi tồn tại vĩnh viễn, cần được can thiệp bởi các phẫu thuật thẩm mỹ.
Giám định của Viện khoa học hình sự của Bộ Công an kết luận, điểm xuất phát cháy nằm phía trên trần của gian xưởng số 1. Nguyên nhân do quá trình cắt hàn tôn trên mái làm bắn các vảy hàn có nhiệt độ cao xuống các chất dễ cháy bên dưới. Tổng thiệt hại tài sản của xưởng may là hơn 302 triệu đồng.
Theo cơ quan điều tra, Nhiếp Thiếu Phong sang Việt Nam làm việc từ năm 2005. Sau khi rời một số công ty, Phong cùng Hiền tự mở công ty riêng. Hiền là giám đốc, còn Phong phụ trách kỹ thuật, lo đơn đặt hàng.
Quá trình xây dựng nhà xưởng, vợ chồng Hiền và Phong có đến giám sát thi công và đều hiểu rằng, xưởng may giày thì cần có cửa thoát hiểm, cần có các biện pháp phòng cháy chữa cháy nhưng vì chủ quan và thiếu tiền nên Phong không chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam, không có cửa thoát hiểm…
Viện KSND TP. Hải Phòng đã truy tố 5 bị cáo Bùi Thị Hiền, Nhiếp Thiếu Phong, Bùi Thị Sự, Lê Văn Bảy, Nguyễn Văn Linh về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo khoản 3, Điều 240 Bộ luật hình sự. Những người bị truy tố vào điều, khoản này có khung hình phạt từ 7 – 12 năm tù giam.
Trao đổi với các nạn nhân còn sống tại phiên tòa, họ cho biết di chứng để lại trên thân thể của 25 công nhân là vô cùng lớn. Ngoài mất việc mất khả năng lao động và hàng tháng vào nhập viện để chỉnh hình nắn gân, thì ngày ngày họ đều phải chịu sự cơn đau nhức, ngứa hành hạ. Khi cơn ngứa đến thì như có hàng trăm mũi kim đâm vào da thịt họ…
Theo dự kiến, phiên tòa sẽ kết thúc và tuyên án vào chiều ngày 31/7.
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%