Chân dung 4 đại gia Việt kiếm tiền giỏi nhất năm 2014
Chủ nhật, 04/01/2015 15:48

Số tiền mà 4 đại gia này kiếm được trong năm 2014 đều trên 1.000 tỷ đồng. Điều này khiến số tài sản của họ tăng lên một cách đáng kể...

Chân dung 4 đại gia Việt kiếm tiền giỏi nhất năm 2014

Chân dung 4 đại gia Việt kiếm tiền giỏi nhất năm 2014

Nhìn chung trong năm 2014, phần lớn những người giàu nhất thị trường chứng khoán đều chứng kiến khối tài sản của mình tăng lên trong năm qua.

Về con số tuyệt đối, có 4 đại gia đã đạt được mức tăng tài sản trên 1.000 tỷ đồng gồm: ông Trần Đình Long, ông Đoàn Nguyên Đức, ông Lê Văn Quang và bà Trương Thị Lệ Khanh. Con số này bao gồm cả lượng cổ phiếu do vợ/chồng cùng nắm giữ cùng với cổ tức (sau thuế) đã nhận trong năm.

Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức)

dai-gia-kiem-tien1-1420360628

Số lượng cổ phiếu tăng thêm 31 triệu đơn vị, thị giá tăng 16% là nguyên nhân chính khiến tài sản của ông chủ Hoàng Anh Gia Lai gia tăng gần 50 triệu USD dù tỷ lệ sở hữu giảm 5%.

Cán đích năm 2014 ở vị trí thứ hai trong danh sách những triệu phú USD trên sàn chứng khoán Việt Nam, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức đã có một năm thành công trên cương vị Chủ tịch công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) khi giúp cho tài sản của cả công ty lẫn chính bản thân gia tăng nhanh chóng. Chỉ trong vòng một năm, giá trị thị trường của hơn 342,7 triệu cổ phiếu do ông bầu này nắm giữ đã tăng khoảng 1.000 tỷ đồng so với năm ngoái, gấp 5 lần mức tăng tài sản của người giàu nhất sàn chứng khoán là tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Nguyên nhân của sự gia tăng tài sản nhanh chóng của ông chủ HAG đến từ chiến lược không bán bớt cổ phiếu công ty và những dự án mang lại lợi nhuận tốt, giúp thị giá của HAG ổn định và chốt phiên cuối cùng cao nhất trong vòng 2 năm qua.

Kể từ khi nắm quyền lực cao nhất trong HĐQT của Hoàng Anh Gia Lai, bầu Đức luôn duy trì chiến lược duy nhất với cổ phiếu của HAG là không bán bớt. Ngay cả trong thời điểm từ cuối năm 2011 đến giữa năm 2012, khi giá HAG xuống mức rất thấp, vị này vẫn chỉ thực hiện những lệnh mua vào, với tổng khối lượng khoảng 8 triệu đơn vị.

Theo báo cáo thường niên của tập đoàn năm 2013, doanh nhân này sở hữu khoảng 311,6 triệu cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai, giảm khoảng 5% so với năm trước do chịu ảnh hưởng của hiện tượng pha loãng cổ phiếu. Tháng 9/2014, với việc nhận được cổ tức bằng cổ phiếu có tỷ lệ 10%, ông Đoàn Nguyên Đức đã nắm trong tay khoảng 342,7 triệu cổ phiếu của HAG.

Năm 2014 cũng là năm đánh dấu kết quả tái cơ cấu thành công của Hoàng Anh Gia Lai khi công ty này có lợi nhuận trước thuế hợp nhất lũy kế đến cuối quý III đạt gần 1.700 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cũng kỳ năm trước. Doanh thu ổn định, lợi nhuận lớn, chi phí cho hoạt động tài chính nói chung và chi phí lãi vay giảm đã giúp giá cổ phiếu HAG có một năm tăng trưởng tốt, với tỷ lệ khoảng 16%, tương đương mức tăng tuyệt đối là 3.500 đồng/cổ phiếu.

Kết thúc năm 2014, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức tiếp tục vững chân ở vị trí người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt, cùng tổng tài sản niêm yết có giá trị khoảng 7.575 tỷ đồng.

Trần Đình Long

dai-gia-kiem-tien2-1420360628

Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát luôn được biết đến với danh hiệu là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Ông hiện là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán tập trung của Việt Nam và chi hàng trăm tỷ đồng mua máy bay riêng

Ông Trần Đình Long sinh năm 1961 tại Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân.

Ông Trần Đình Long- Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát từ lâu đã luôn được biết đến với danh hiệu là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép.

Ông hiện là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán tập trung của Việt Nam. Hiện tại vợ chồng ông đang nắm giữ hơn 31,5% cổ phần của Hòa Phát trong tay, với tổng trị giá hơn 4.600 tỷ đồng.

Ông Trần Đình Long và Hòa Phát tiếp tục có thêm một năm tăng trưởng tốt nhờ mảng thép và ghi nhận lợi nhuận từ dự án Mandarin Garden. Cổ phiếu Hòa Phát tăng 35% từ đầu năm đến nay giúp cho tài sản của gia đình ông Long tăng thêm 1.907 tỷ đồng, bên cạnh đó 188 tỷ đồng cổ tức – tương ứng với tổng mức tăng xấp xỉ 2.100 tỷ đồng.

Hòa Phát hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và có lợi nhuận khủng nhất ngành thép. Tập đoàn này tham gia sản xuất thép xây dựng và ống thép. Bên cạnh đó, Hòa Phát còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, nội thất, điện lạnh, thương mại...

Tài sản Ông Trần Đình Long và gia đình sở hữu 31,5% cổ phần của Hòa Phát, hiện có trị giá hơn 4.600 tỷ đồng (tính đến 30/9/2013).

Từ năm 1996 đến năm 2005, Trần Đình Long là Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát. Từ năm 1992 đến năm 1996, ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.

Sau Bầu Đức thì ông Trần Đình Long là vị đại gia thứ hai tại Việt Nam vung hàng trăm tỷ đồng sắm máy bay riêng. Trong năm 2010 ông chủ Hòa Phát đã chi 5 triệu đô la để sở hữu chiếc máy bay trực thăng riêng.

Vừa qua chiếc trực thăng 6 chỗ này đã được đổi bằng máy bay mới loại 12 chỗ cùng chủng loại, hiện đại hơn rất nhiều với giá 7 triệu USD. Ngoài sự tiện nghi về nội thất, số ghế ngồi nhiều hơn, chiếc trực thăng mang mã VN-D668 này có khả năng bay xa hơn giúp ông chủ thép thực hiện chặng Hà Nội - Đà Nẵng mà không cần phải tiếp nhiên liệu.

Không chỉ dừng lại tại đó mỗi tháng ông Long còn phải bỏ ra hàng tỷ đồng để “nuôi” khối tài sản triệu đô này. Cụ thể, mỗi tháng ông chủ Tập đoàn Hòa Phát phải bỏ ra 300 triệu đồng chi phí thuê phi công, khoảng vài trăm triệu đồng để thuê bến bãi và còn rất nhiều khoản chi phí khác như chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa…

Ông Lê Văn Quang

dai-gia-kiem-tien3-1420360628

Không được biết đến nhiều như Hòa Phát hay HAGL nhưng 2 doanh nghiệp thủy sản Minh Phú (MPC) và Vĩnh Hoàn (VHC) lại là những cổ phiếu ấn tượng nhất năm qua khi giá cổ phiếu cũng như lợi nhuận đều đạt mức tăng trưởng 3 con số.

Đầu năm nay, cổ phiếu MPC chỉ dao động quanh mức 20.000 đồng/cp nhưng sau đó đã tăng lên xấp xỉ 100.000 đồng trước khi điều chỉnh về quanh mức 80.000 đồng như hiện tại. Hiện Minh Phú đang tiến hành mua lại cổ phiếu của cổ đông nhỏ lẻ để chuẩn bị cho việc hủy niêm yết.

Tăng gần 1.900 tỷ đồng trong năm 2014, chủ tịch Minh Phú Lê Văn Quang cùng vợ là bà Chu Thị Bình hiện sở hữu lượng cổ phiếu trị giá hơn 2.600 tỷ đồng, chia đều cho cả hai người.

Bà Bình vươn lên vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất, trong khi ông Quang đứng thứ 11. MPC hoạt động rất tốt trong năm 2014.

Tuy nhiên, ông bà trùm chứng khoán thời kỳ đầu này cũng sắp nói lời chia tay với TTCK. Đại hội cổ đông bất thường năm 2014 của Thủy sản Minh Phú hồi cuối tháng 8 đã thông qua chủ trương mua lại tối đa 1,6 triệu cổ phiếu quỹ nhằm giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho cổ đông trước khi hủy niêm yết. Hiện, MPC đã hoàn tất các thủ tục để hủy niêm yết trên Sở HOSE với hơn 98% vốn điều lệ được nắm giữ bởi 29 cổ đông. DN của ông Quang bà Bình cho biết, MPC sau khi hủy niêm yết sẽ không có ý định trở lại sàn.

Trước đó, nhiều DN cũng đã và có kế hoạch hủy niêm yết tự nguyện để thuận lợi hơn cho tính toán riêng của các ông bà chủ, như huy động vốn ngoại, chuyển hướng kinh doanh...

Bà Trương Thị Lệ Khanh

dai-gia-kiem-tien4-1420360628

Trong khi Minh Phú chuyên về tôm thì Vĩnh Hoàn của bà Trương Thị Lệ Khanh lại chuyên về xuất khẩu cá tra. Với lượng cổ phiếu trị giá 1.700 tỷ đồng, bà Khanh hiện là đại diện duy nhất của ngành thủy sản đứng trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán.

Bà Trương Thị Lệ Khanh sinh ra và lớn lên tại An Giang, sau khi tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, bà Khanh vào làm việc ở Sở Tài chính An Giang.

Chỉ 3 năm sau, bà được cử làm Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang. Đến năm 1997, sau khi giữ nhiều chức vụ quan trọng tại những đơn vị khác nhau, bà ra riêng thành lập Vĩnh Hoàn.

Dưới sự lãnh đạo của bà Khanh, Vĩnh Hoàn từ một xưởng sản xuất nhỏ vào năm 1997 đã trở thành công ty phát triển vượt bậc trong ngành thủy sản bằng mô hình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng và sản xuất xuất khẩu.

Doanh thu xuất khẩu của Vĩnh Hoàn năm 2012 đạt 174 triệu đô la Mỹ. Trong vòng 5 năm, doanh thu công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn tăng gấp 3 lần trong khi lợi nhuận tăng gấp 4 lần kể từ khi Vĩnh Hoàn phát hành lần đầu ra công chúng (IPO).

Không dừng ở xuất khẩu cá tra, bà Lệ Khanh quyết định đưa công ty nhảy sangkinh doanh nhiều sản phẩm khác, đã xây dựng thêm nhiều dự án gồm 2 nhà máy gạo, 1 nhà máy chiết xuất collagen và 1 nhà máy chế biến thủy sản mới.

Vĩnh Hoàn cũng đã đã đầu tư hơn 420 tỷ đồng để thành lập Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Collagen 5 sản xuất chế biến collagen cung cấp cho ngành mỹ phẩm và thực phẩm vào đầu năm 2014.

Nhà máy này sẽ tiêu thụ 1 triệu tấn phụ phẩm từ cá tra và sản xuất 1.000 tấn thành phẩm collagen/năm từ da cá tra. Theo báo cáo tài chính của Công ty, lợi nhuận ròng từ collagen dự kiến đạt 35 tỷ đồng trong năm 2014, 49 tỷ đồng trong năm 2015 và 118 tỷ đồng năm 2016.

Dự tính đến năm 2015, Công ty sẽ tiếp tục triển khai vùng 24 ha đất để làm khu liên hợp về gạo. Khu vực này sẽ đặt cơ sở từ nghiên cứu giống lúa cho đến nhà máy sấy, xay xát, chế biến và công ty xuất khẩu gạo riêng của Vĩnh Hoàn.

Trong danh sách top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam của Forbes, với doanh thu 2013 đạt 5.100 tỷ đồng, và giá trị thị trường đạt 1980 tỷ đồng, Vĩnh Hoàn đã xuất sắc vượt qua các đối thủ cạnh tranh trở thành công ty duy nhất của ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam được nêu trong danh sách của Forbes.

Nguoiduatin.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu

Tag: dai gia viet , dai gia kiem tien , nhung dai gia gioi kiem tien nhat 2014 , bau duc , tran dinh long , tin , bao