Đánh nhau, đốt pháo sáng từng là những “đặc sản” nổi tiếng của CĐV Hải Phòng. Thế nhưng CĐV đất Cảng không chỉ nổi tiếng bởi những trò “quậy” như vậy…
Bao giờ CĐV Hải Phòng mới hết quậy? |
* Náo loạn sân khách
Mùa giải 2008, CĐV Hải Phòng đã trở thành nỗi khiếp đảm với BTC sân Vinh và người hâm mộ bóng đá Việt Nam khi có màn “tử chiến” ngay trên sân của SLNA. Hậu quả sau cuộc xô xát đó đã dẫn đến màn tháo chạy của CĐV Hải Phòng liên quan đến một CĐV SLNA bị chết, còn trưởng BTC giải khi đó là ông Dương Nghiệp Khôi đã phải mất chức. Đó thực sự là một vết đen lớn nhất trong lịch sử V.League liên quan đến bạo loạn từ CĐV Hải Phòng.
Thế nhưng, một số CĐV Hải Phòng dường như không muốn chấm dứt màn quậy phá của mình. Chỉ 1 năm sau, cũng chuyến hành quân tới sân Vinh, khi lực lượng công an Nghệ An khám xét xe chở các CĐV Hải Phòng, đã thu rất nhiều gậy gộc, dao…Không biết nếu CĐV Hải Phòng mang những thứ này vào sân, hậu quả sẽ lớn như nào.
Ở mùa giải năm 2009, trong chuyến làm khách trên sân Hàng Đẫy gặp Thể Công chiều 10/6, CĐV Hải Phòng đã đánh nhau với lực lượng cảnh sát cơ động. Chưa hết, các CĐV qúa khích trên đường về đã gây gổ với công an giao thông, người đi đường, đập phá các cây xăng, cửa hàng. Sau đó, 8 phần tử quá khích đã bị cơ quan chức năng xử lý, chịu những án phạt thích đáng.
* Tấn công trọng tài
Ở V.League, có lẽ CĐV Hải Phòng không biết kiêng nể ai. Bất cứ sân khách hay sân nhà, CĐV đất Cảng sẵn sàng chơi tới cùng. Bởi thế, từ mùa giải 2008 đến nay, bất cứ trận nào có liên quan đến Hải Phòng, BTC giải luôn phải đề phòng cao độ. Nhưng ngay cả khi đề cao cảnh giác, có mọi biện pháp đối phó, nhưng cũng không ngăn được các CĐV Hải Phòng quậy phá.
Gần đây nhất, một nhóm CĐV quá khích của Hải Phòng đã chặn xe trọng tài sau trận Hải Phòng gặp Đồng Tháp ở sân khách. Không chỉ dọa nạt, các CĐV này lao vào xe, “tẩn” cho còi vàng Võ Minh Trí một trận khiến ông Trí ngay sau đó phải vào viện kiểm tra mức độ bị tổn thương. Cũng như những vụ trước, vụ hành hung này của CĐV Hải Phòng tốn nhiều giấy mực của báo chí, còn BTC giải vô cùng bức xúc. Sau gần 2 tháng điều tra, cuối cùng cơ quan công an đã khởi tố những kẻ đã tấn công trọng tài Trí.
* Và những trò gây sốc
Thực tế, không phải CĐV Hải Phòng nào cũng thích gây gổ, đánh nhau, nhưng ngay cả một số CĐV giữ được sự kiềm chế, hay cổ vũ lành mạnh hơn, cũng lắm chiêu trò khiến người xem và các nhà tổ chức giải dở khóc dở cười.
Ngoài những vụt đốt pháo sáng đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” thì CĐV Hải Phòng đã có những kiểu quậy phá rất đặc biệt khác. Mùa giải 2011, để phản đối Hòa Phát Hà Nội nâng giá vé khi tiếp Hải Phòng trên sân Hàng Đẫy, các CĐV đất Cảng đã mua rất nhiều tiền đô la âm phủ ném xuống sân, như một hành động nói lên rằng “ta đây không thiếu tiền”.
Cũng ở mùa giải năm đó, “mốt” treo băng- rôn đả kích BTC giải hay trọng tài và thậm chí là Chủ tịch VFF được CĐV Hải Phòng khởi xướng. Những băng rôn kiểu như: “Đi xem bóng đá có nhất thiết phải đông như thế không” (ám chỉ phát biểu của Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ), hay “Đốt pháo sáng là động cơ lành mạnh” (ám chỉ câu nói của Trưởng BTC giải V-League 2012 Trần Duy Ly)…Nhiều vòng đấu, CĐV Hải Phòng trương băng rôn khiến BTC giải, BTC sân không khỏi “nóng mặt”, nhưng cũng chẳng làm gì được.
Năm nay, để ghi nhớ ngày xuống hạng của đội bóng, CĐV Hải Phòng thậm chí còn chơi chiêu độc, khi mang cả tấm quan tài được làm bằng giấy vào sân, ám chỉ đội bóng đã chính thức “chết rồi” và các CĐV sẽ “tiễn” họ về với…hạng Nhất. Một hình ảnh rất phản cảm với bóng đá hiện đại. Thế mới thấy, CĐV Hải Phòng không có gì là không thể.
Dù chỉ là một chiếc quan tài bằng giấy được các CĐV đất Cảng mang tới sân trong trận đấu gặp HN T&T chiều 21/7, nhưng nó khiến nỗi đau của người Hải Phòng tê tái. Lúc này, CĐV đất Cảng đã xác định đội nhà xuống hạng. Điều mà nhiều người không tưởng tượng nhất, chính là CĐV Hải Phòng đã mang tới sân một chiếc quan tài được phủ tấm lá cờ truyền thống của đội bóng. Chứng kiến chiếc quan tài xuất hiện chỉ trong 2 phút trước khi bị lực lượng chức năng thu giữ, cả sân Lạch Tray như chết lặng. Với họ, còn gì đau đớn hơn khi nhìn niềm tự hào của mình phải xuống chơi ở hạng Nhất.
CĐV Hải Phòng luôn mang tới không khí cổ vũ bóng đá sôi động, cuồng nhiệt. Không khí cổ vũ “nóng bỏng” mà CĐV tạo ra ở nhiều trận đấu V-League đã được không ít đội bóng khác ao ước. Thành thật mà nói, việc vắng các CĐV Hải Phòng ở mỗi vòng đấu, V.League sẽ nhạt đi rất nhiều. Tuy nhiên, với nhiều cái đầu nóng không e dè ai, có những CĐV đất Cảng đã mang tới biết bao rắc rối, rắc rối ngay cả khi họ chính thức xuống hạng để rồi người ta phải âu lo mỗi khi có các trận đấu của đội bóng đất Cảng.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?