Từ lâu việc nhường ghế trên tàu xe cho người già trẻ nhỏ luôn được coi là một cách ứng xử văn minh.
|
Từ lâu việc nhường ghế trên tàu xe cho người già trẻ nhỏ luôn được coi là một cách ứng xử văn minh. Nhưng câu chuyện một bạn gái kể lại sự khó chịu khi liên tục bị đòi đổi giường nằm trên tàu hỏa, lại đưa ra một khía cạnh khác về văn hoá "nhường" này.
Câu chuyện được đăng tải trên Facebook một bạn gái có tên H.M về việc đổi chỗ nằm trên tàu hỏa mấy ngày gần đây đã thu hút sự bình luận khá sôi nổi của cư dân mạng. Xoay quanh văn hóa đi tàu xe, rất nhiều ý kiến đã được đưa ra để tranh luận về vấn đề này.
Dòng trạng thái của một bạn nữ có Facebook H.M đang được cư dân mạng chú ý.
Theo như những gì H.M viết thì trong lúc đi tàu, cô bạn đã mua vé nằm ở tầng 1, nhưng lúc lên tàu đã được đề nghị đổi tầng với lý do "nhường cho ông A, bà B lớn tuổi, cho cháu X, cháu Z nhỏ tuổi, hay nữa là lý do "anh sợ em ngại vì người nằm đối diện là nam". Chuyện cũng sẽ chẳng có gì nếu như giường ở tầng 1 vốn có giá cao hơn và lúc nằm cũng sẽ thoải mái hơn so với các tầng khác, nhưng khi cô bạn này đề cập đến chuyện chênh lệch giá cả thì lại chẳng ai ý kiến gì. Trên cả tàu đi lẫn tàu về, cô bạn đều gặp phải chuyện này nên đã có thái độ khá bức xúc.
Cô bạn thẳng thắn rằng: "tàu hoả không phải xe bus, không phải cứ lôi mác người già, trẻ con, phụ nữ có thai, mẹ trẻ cho con bú các kiểu đà điểu là bắt người khác phải nhường (free) cho mình đâu nhé. Và khi người ta đã không có ý muốn đổi thì cũng đừng nhai đi nhai lại nữa".
Chúng tôi xin được trích dẫn nguyên văn dòng trạng thái của H.M:
"TÀU HOẢ KHÔNG PHẢI XE BUS!
Tàu hoả vé giường nằm tính giá theo tầng nằm. Tầng 1 giá vé cao hơn các tầng trên, đương nhiên nằm sẽ thoải mái và tiện hơn.
Vậy nên mới có chuyện, trong chuyến đi Cửa Lò, cả chiều đi lẫn chiều về, đều gặp trường hợp có người muốn đổi tầng với lý do: nhường cho ông A, bà B lớn tuổi, cho cháu X, cháu Z nhỏ tuổi, hay nữa là lý do "a sợ e ngại vì người nằm đối diện là nam (??)". Và đương nhiên nếu đổi thì mình sẽ lên trên nằm và họ sẽ xuống dưới.
Chuyện đổi thì cũng chẳng có gì đáng nói nếu tất cả những người đó thoả thuận việc hoàn giá tiền chênh lệch. Nhưng không ai ý kiến gì dù bọn mình đã gợi ý (?!).
Mình chấp nhận bỏ ra số tiền cao hơn vì muốn nằm tiện hơn, còn họ mua giá giường rẻ nhưng lại muốn đổi (họ mua vé trước mình, vì mình đặt trên web nên có thể xem được số ghế trống - hết, cũng vì các tầng trên hết nên bọn mình phải ở tách phòng nhau, nên đừng ai nói lý do là họ muốn mua vé tầng 1 nhưng hết vé nhé).
Rồi còn có trường hợp 1 số người mua vé ghế ngồi nhưng đến từng phòng xem có giường trống không để nằm (???)
Vậy đó, tàu hoả không phải xe bus, không phải cứ lôi mác người già, trẻ con, phụ nữ có thai, mẹ trẻ cho con bú các kiểu đà điểu là bắt người khác phải nhường (free) cho mình đâu nhé. Và khi người ta đã không có ý muốn đổi thì cũng đừng nhai đi nhai lại nữa.
Tàu đã xóc lòi ruột thì chớ lại còn thêm bực lộn ruột. (Đứa nào bảo với ta là tàu mới đi êm ru í nhỉ). Kỷ niệm lần đầu tiên đi tàu + lần 2 lúc về!".
Theo như tìm hiểu của chúng tôi, H.M đã gặp phải sự việc này khi đang trên tàu từ Vinh ra Hà Nội tối chủ nhật vừa qua. Cả chuyến đi lẫn về, H.M đều gặp trường hợp đòi nhường chỗ nhưng không hề có ý định bù lại khoản tiền chênh lệch giữa các vé. Thậm chí, vì cô bạn này sát giờ tàu chạy mới lên đến toa nằm, lúc vào thì đã thấy mọi người ngồi sẵn ở giường mình rồi. "Mình lên tàu nói mãi họ mới trả chỗ, lúc đầu cũng định đổi,nhưng khi bọn mình đưa vé ra và nói về việc giá vé chênh nhau, gơi ý là hoàn tiền, nhưng họ lại làm lơ, nên mình không đồng ý. Mình lên giường rồi họ vẫn cứ ngồi ở đó. Đến lúc tàu chạy vẫn ngồi, rồi đòi đổi. Mình nhắc lại về giá vé rồi nhưng họ không ý kiến gì nên mình bực mặc kệ luôn".
Dòng trạng thái này của cô bạn đã ngay lập tức khiến cư dân mạng chú ý và tranh luận. Từ lâu việc nhường ghế trên tàu xe cho người già trẻ nhỏ luôn được coi là một cách ứng xử văn minh. Nhưng câu chuyện một bạn gái kể lại sự khó chịu khi liên tục bị đòi đổi giường nằm trên tàu hỏa, lại đưa ra một khía cạnh khác về văn hoá "nhường" này.
Có 2 luồng ý kiến rõ rệt trong những bình luận của cư dân mạng, một bên cho rằng nhường chỗ cho người lớn tuổi, trẻ em là việc nên làm, tại sao phải so đo về việc chênh lệch tiền vé? Còn một bên cũng ra sức bảo vệ quan điểm của mình, rằng quả thực tàu hỏa không phải là xe bus, mọi chỗ ngồi đều có giá tiền khác nhau, việc bù tiền là hoàn toàn đúng, đó còn chưa kể đến đổi chỗ trên một chặng đường khá dài như vậy sẽ rất mệt nữa. Nếu cảm thấy sẵn lòng thì có thể đổi, còn không bạn có quyền tự chối.
Trên thực tế, H.M cũng không phải là trường hợp đầu tiên cảm thấy khó chịu khi cứ bị hỏi nhường chỗ như thế. Nhiều bạn cũng đã gặp phải trường hợp tương tự và than thở rằng có những người còn cố tình bế cả trẻ nhỏ trên tay để đề nghị được đổi chỗ. Nếu đổi được thì chẳng nói làm gì, nhưng khi không đạt được mục đích thì dĩ nhiên người được đề nghị đổi đó sẽ rơi vào tình thế khá khó xử khi bị đánh giá là... hẹp hòi, chứ đừng nói đến chuyện bù tiền vé.
"Ai đi tàu nhiều thì sẽ thấy việc này quá quen luôn. Mình vốn bị say xe nên sẽ thường chủ ý mua vé ngồi cạnh cửa sổ cho thoáng hoặc nằm ở tầng 1. Nhưng nhiều người chỉ cần đổi được chỗ để mình thoải mái chứ không hề để ý đến người khác như thế nào, không đổi thì dĩ nhiên sẽ nhận lại thái độ không mấy vui vẻ gì rồi" - comment của một cư dân mạng.
"Từ Vinh ra Hà Nội là hơn 300km, và việc nằm ở tầng 1 và tầng 3 là cực kỳ khác nhau. Nằm ở trên cao vừa xóc lại vừa bí, chưa kể còn bất tiện nếu muốn đi WC và lên xuống nữa, vậy nên, bạn nữ này đề nghị bù tiền chênh lệch là đúng rồi còn gì?Tàu hỏa khác với xe bus, nó không phải việc cùng bỏ ra một số tiền và mọi người tự tìm lấy chỗ thoải mái nhất để ngồi. Tàu hỏa có khung giá riêng cho từng loại ghế, liệu các bạn có thể chấp nhận bỏ ra số tiền lớn nhưng không thể hưởng hết những gì lẽ ra mình được có không?" - một bình luận của FB có tên L.P.A.
Còn theo ý kiến của bạn D.C thì: "Thực ra, việc nhường chỗ hay không nó còn tùy thuộc vào sự tự nguyện của mỗi người, nên mình nghĩ đừng ai đánh giá hành động này của bạn H.M là đúng hay sai cả. Nên đặt mình vào vị trí của người khác trước khi bình luận một hành động gì đó. Mình cho rằng trong mỗi một hoàn cảnh thì từng người khác nhau sẽ có một cách cư xử khác nhau".
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16
- Cô gái chi hơn 4 tỷ cho 25 cuộc phẫu thuật thẩm mỹ tiết lộ những bức ảnh chưa chỉnh sửa trong quá khứ, lột xác đến ngỡ ngàng
- Tìm kiếm nhiều khách hàng, công ty truyền thông Jun88 tuyển dụng nhân viên SEO
- Bán nhà, cõng mẹ bị liệt đi du lịch khắp đất nước
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?