Chủ nhân một facebook chia sẻ về hình ảnh kỳ dị sau khi ăn tiết canh của người bạn nữ thì nhiều người không ít người rùng mình.
|
Xôn xao cô gái ăn tiết canh tai tím đen như mận.
Xôn xao cô gái ăn tiết canh tai tím đen như mận
Tập quán ăn tiết canh ở Việt Nam có từ lâu đời. Đặc biệt, cánh mày râu rất thích món này. Nhưng ít ai biết rằng nó mang đến những mầm bệnh nguy hiểm cho con người.
Mặc dù đã được cảnh báo từ rất lâu nhưng dường như nhiều người vẫn thích ăn món này. Đặc biệt, nhiều chị em phụ nữ cũng coi đây là món khoái khẩu của mình.
Tuy nhiên, trong vòng hơn 10h qua, khi chủ nhân một facebook chia sẻ về hình ảnh kỳ dị sau khi ăn tiết canh của người bạn nữ thì nhiều người không ít người rùng mình.
Bạn Trang K., chủ nhân của bức ảnh cho biết ”Đúng là kinh khủng...sáng chị bạn rủ đi ăn sáng, món tiết canh lợn. Nhưng mình không đi..
Đến tối chị bạn gọi điện kêu khóc thảm thiết và gửi cho cái ảnh này và phải đi bệnh viện kiểm tra gấp. Giờ không biết phải làm sao chỉ cầu nguyện cho chị ý không bị gì,cảnh tỉnh cho tất cả các bạn thích ăn món tiết canh lợn nhé”.
Ngay sau khi bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội facebook đã có hàng nghìn bình luật kèm theo gần 5000 lượt chia sẻ. Hầu hết các bình luận của cư dân mạng đều sợ và cảnh báo cho bạn bè khác của mình.
Những dấu hiệu nhiễm liên cầu lợn khi ăn tiết canh
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp- Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết bức ảnh trên không phải hình ảnh tổn thương của bệnh liên cầu lợn.Theo bác sĩ Cấp, hình ảnh tổn thương của bệnh liên cầu lợn có biểu hiện khác. Hơn nữa, triệu chứng của bệnh liên cầu lợn thường thường sau khi ăn tiết canh có sốt cao, các tổn thương da xuất hiện muộn hơn.
Diễn biến ban đầu của bệnh liên cầu lợn là các chấm hồng cánh sen rải rác thường ở mặt trước đùi, mặt ngoài cánh, cẳng tay, gò má, mép vành tai. Sau vài ngày nặng lên mới loang rộng thành mảng tím đen trên cơ thể.Cũng theo bác sĩ Cấp, tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn.
Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn. Trong một đàn lợn khỏe cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi khuẩn.Ở những con lợn khỏe mang liên cầu khuẩn, khi cắt tiết ở vùng cổ, vi khuẩn liên cầu khu trú ở dịch hầu họng lợn bị nhiễm sang tiết canh nên người ăn bị bệnh.
Cũng có thể, cuống họng được dùng để đánh tiết canh chưa được nấu chín hẳn có chứa liên cầu khuẩn nên người ăn bị nhiễm. Nếu con lợn được lấy tiết để làm tiết canh bị liên cầu khuẩn, thì bản thân trong phổi lợn, tiết lợn đã có vi khuẩn nguy hiểm này.Với người chế biến lợn nhiễm liên cầu khuẩn cũng có nguy cơ mắc phải do tay chân bị xước tiếp xúc với dịch, máu của lợn bệnh.
Tuy nhiên, khi cùng ăn tiết canh một con lợn bị liên cầu khuẩn nhưng không phải ai cũng phát bệnh. Tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người mà người đó có bị phát thành bệnh hay không.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo, bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn phải nằm viện điều trị lâu dài, phải lọc máu với chi phí rất tốn kém. Sau điều trị, nhiều người có di chứng, phải cắt cụt tay, chân hoặc bị điếc.
Vì vậy, không nên ăn tiết canh của bất kỳ động vật nào.
Trao đổi với chúng tôi, bạn Trang K. cho biết hiện tại người bạn được đề cập đến trong dòng trạng thái được đề cập ở trên đã đi bệnh viện kiểm tra, bác sĩ cho biết không có gì nguy hiểm nên đang theo dõi nhưng có khả năng không phải là bệnh do vi khuẩn liên cầu lợn.
Tuy nhiên, bạn Trang cho biết dù không ăn tiết canh nhưng bạn cũng cảm thấy quá sợ khi thấy bạn mình gặp phải triệu chứng lạ như thế. Bạn muốn cảnh báo để nhiều người biết và tránh xa món ăn này vì thấy nó quá nguy hiểm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành