19h15 ngày 19/7 nhiều người trên các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội cảm nhận rõ sự rung lắc, thấy đồ vật trong nhà bỗng nhiên rơi xuống do sự ảnh hưởng của động đất ở Sơn La.
Cao ốc Hà Nội rung lắc vì động đất liên tiếp ở Sơn La |
Chị Kiều Minh, sống ở tầng 12, khu đô thị Mỹ Đình (Cầu Giấy, Hà Nội) đang ngồi ăn cơm tối cùng gia đình lúc chiều tối bỗng thấy người lắc lư, cảm giác khác thường. "Chưa bao giờ tôi có cảm giác lạ đến vậy. Lúc này vừa đi làm dưới trời mưa về nên tôi nghĩ có thể mình bị ốm. Nhưng mẹ tôi nói cũng cảm nhận rõ rệt về sự rung lắc", chị Minh cho hay.
Nhìn thấy lọ hoa to trên bàn bỗng nhiên lung lay, chao đảo chị Minh nghĩ chắc chắn là có động đất nên đã chạy ra ban công nhìn xung quanh nhưng các gia đình khác có vẻ im ắng. "Có thể do trời mưa to nên nhiều người không cảm nhận rõ", chị Minh nói.
Vị trí tâm chấn động đất huyện Mường La, Sơn La lúc 19h14. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu.
Vừa ăn tối xong, gia đình anh Hà Giang ở khu vực Thanh Xuân đang ngồi uống nước xem tivi thì bỗng đồ đạc nhỏ trong nhà tự nhiên rơi xuống. "Cả nhà tôi ai cũng sợ sệt, vài phút sau mọi thứ lại trở lại bình thường thì tôi mới biết đó là do rung chấn của động đất", anh Giang nói.
Nhiều người trong các tòa nhà cao tầng khác ở khu vực khác ở Hà Nội như quận Hai Bà Trưng, Đống Đa... cũng cảm nhận rõ sự rung lắc.
Người dân ở thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, Sơn La phản ánh trênTTXVN rằng, trận động đất khá mạnh kéo dài khoảng 30 giây khiến mọi người hoảng loạn chạy ra khỏi nhà. Một số đồ vật trong nhà như tủ đựng bát đĩa bị đổ.
Đặc biệt, sau động đất, một số nhà dân ở tiểu khu 5, thị trấn Ít Ong xuất hiện những vết nứt trên tường dài khoảng 40 cm, rộng 0,2 cm.
Vị trí tâm chấn động đất huyện Mường La, Sơn La lúc 20h23. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết, Hà Nội bị rung chấn do ảnh hưởng lan truyền của trận động đất từ Sơn La.
Lúc 19h14 ngày 19/7, trận động đất có độ lớn 4,3 độ richter xảy ra ở khu vực huyện Mường La, Sơn La với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,5 km.
Tiếp đó, lúc 20h23, điểm này xảy ra thêm một trận động đất với độ lớn 3,2 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km.
Tỉnh Sơn La thường xảy ra động đất do nằm trên vết đứt gãy sông Mã. Trận động đất mạnh nhất ghi nhận tại đây là 6,8 độ richter. Theo các nhà khoa học, đây là một trong 7 vùng trọng điểm có nguy cơ phát sinh động đất tại khu vực Tây Bắc. Sáu điểm còn lại là Điện Biên, thị xã Lai Châu, thị trấn Mường La, thị xã Mường Lay, thị trấn Tuần Giáo, thị trấn Tam Đường
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%