Từ vụ điều tra nhóm giả danh công an dùng còng số 8 bắt giữ người trái luật, Công an lần lượt đưa các đối tượng trong băng nhóm của Phúc ra trước ánh sáng pháp luật.
Di lý 2 đối tượng về Đà Nẵng |
Mạo danh công an “xử” kẻ “chạy án” bất thành
Rạng sáng 17/9/2013, anh Nguyễn Văn Long (SN 1981, ngụ Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam, cán bộ Công an huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) chạy đến Công an quận Thanh Khê trình báo việc một nhóm giang hồ xưng danh công an, vô cớ bắt anh và người bạn tên Ngô Quý Kiên (SN 1975, quê Đồ Sơn, Hải Phòng, tạm trú Đà Nẵng).
Trong lúc “công an” còng tay cả hai, anh Long may mắn vùng người chạy thoát được. Anh Long trình bày, thời điểm trên, anh và anh Kiên đang nghỉ tại một khách sạn trên địa bàn quận Thanh Khê, bất ngờ có nhóm “công an” gồm 7 người xông vào phòng với còng số 8 trên tay. Hiện anh Kiên đã bị đưa lên taxi chở đi đâu không rõ.
Công an quận huy động toàn lực lượng vào cuộc điều tra, truy bắt. Tại khu vực thuộc xã Điện Ngọc (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), người dân phát hiện anh Kiên bị một nhóm người đánh đập gây thương tích. Đến khi nạn nhân bất tỉnh, nhóm người này bỏ đi, người dân vội đưa anh Kiên đến cấp cứu tại bệnh viện.
Nạn nhân cho biết nhóm bảy người khống chế anh do đối tượng Phúc “Dần” cầm đầu. Phúc “Dần” vốn là "tay" giang hồ cộm cán" tại Đà Nẵng, nạn nhân từng “đụng đầu” nhiều lần. Nguyên nhân, do trước đó Phúc có một “đàn em” tên Võ Ngọc Tuấn (SN 1979, ngụ huyện Điện Bàn, Quảng Nam) bị Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ về tội mua bán ma túy. Phúc biết anh Kiên có “mối quan hệ rộng” nên mới nhờ Kiên ra Thanh Hóa “chạy án”.
Hai đối tượng trốn nã Thương và Sơn
Kiên hứa “giúp được gì tôi sẽ cố và làm hết khả năng có thể”, tuy nhiên, kết quả không như mong đợi nên khi nghe thông tin Kiên đang ở Đà Nẵng, Phúc đã cùng đàn em bắt đánh đập.
Phúc “Dần” tên đầy đủ Nguyễn Xuân Phúc (SN 1984, ngụ phường Xuân Hà, quận Thanh Khê), từ nhỏ có tiếng du côn, chuyên trộm cắp và tụ tập bạn bè quậy phá đánh nhau. Năm 15 tuổi, Phúc bị đưa đi cải tạo tập trung ở Quảng Trị.
Về lại địa phương đúng một năm, Phúc “bập” vào ma túy và “đi tiếp” đến cai nghiện tại Trung tâm 05 - 06 Đà Nẵng. Năm 2012, Phúc bị truy tố về hành vi phá hoại tài sản nhưng bỏ trốn. Được một thời gian, Phúc ra đầu thú nên được khoan hồng, cho cải tạo không giam giữ.
Trong lúc đang chấp hành án, Phúc “Dần” một lần nữa không chịu cải tà quy chính mà vẫn tụ tập đàn em tổ chức cá độ bóng đá, đòi nợ thuê, dùng còng số 8, súng giả để uy hiếp, khống chế bắt giữ người khác và đang nằm trong “tầm ngắm” của cảnh sát.
Dưới “trướng” của Phúc còn có Lưu Khánh Luân (SN 1990, ngụ phường Thanh Bình, quận Hải Châu), Nguyễn Xuân Hùng (SN 1989, ngụ phường Hòa An, quận Cẩm Lệ), Lê Phước Thiện (SN 1989, ngụ phường Thạch Thang, quận Hải Châu) , Nguyễn Nho Thương (SN 1982, ngụ huyện Điện Bàn, Quảng Nam) và Huỳnh Đức Sơn (SN 1976, ngụ xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam). Những đối tượng này đều tham gia vào vụ giả danh công an, bắt giữ, đánh đập anh Kiên.
Đến giữa tháng 10/2013, trinh sát bắt được Phúc “Dần” khi đang cùng Luân chơi tại một quán bar tại Đà Nẵng. Bốn đối tượng còn lại nghe tin “thủ lĩnh” sa lưới, lập tức trốn khỏi địa phương và đã bị ra quyết định truy nã hành vi. Một tháng sau, hai trong số bốn đối tượng còn lại mò về nhà và bị bắt tại Đà Nẵng.
Trốn nã đi buôn gỗ lậu, kiếm tiền “phê” ma túy
Riêng hai đối tượng Sơn và Thương, sau khi bỏ trốn, đã chọn Đắk Lắk làm nơi ẩn náu. Sơn từng hai lần “ăn cơm tù, mặc áo số” về tội Cưỡng đoạt tài sản và Trộm cắp. Ra tù, Sơn bỏ luôn vợ con, kéo Thương ra Đà Nẵng nhập hội với Phúc “Dần”, tham gia các phi vụ đòi nợ thuê, cá độ bóng đá, trấn cướp lấy tiền tiêu xài, “phê” ma túy.
Di lý các đối tượng về Đà Nẵng
Lần này trốn nã, nhằm qua mặt cảnh sát và “nhập cuộc” nhanh với cuộc sống ở phố núi, chúng tìm đến khu trọ khá phức tạp về an ninh trật tự của TP Buôn Ma Thuột thuê phòng ở. Tại vùng đất mới, do nhu cầu chích hút ngày một nặng, cả hai buộc phải nghĩ cách kiếm thật nhiều tiền. Chúng bàn nhau “chỉ có đi buôn lậu gỗ lậu mới mong hái ra tiền”. Thương nhanh chóng đồng ý vì từng có giai đoạn làm nghề “mối lái” bán cây ở quê, khá am hiểu các loại gỗ.
Không có tiền, cả hai dẻo miệng mua chịu gỗ quý huỳnh đàn bán lại. Hơn ba tháng trời trốn nã, từ nghề này, Sơn - Thương sống “khỏe”, ngày làm, đêm đến tụ tập “phê” ma túy, ăn nhậu… tạm quên luôn án truy nã trên đầu và cả những “đồng nghiệp” đang chịu án ở trại giam.
Theo Trung tá Kiều Văn Vương, Đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an quận Thanh Khê, do Sơn và Thương đều cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nên công tác xác minh, truy bắt gặp nhiều khó khăn.
Đến ngày 13/1/2014, nguồn tin đặc tình báo về sau thời gian “bặt tin”, đối tượng Thương vì quá nhớ nhà nên đã có mặt tại huyện Điện Bàn để cùng người thân lo đón Tết. Mọi hành động của Thương đều được bán sát, thế nhưng các trinh sát nhận lệnh không bắt Thương.
Lý do, cảnh sát nhận định hai đối tượng này đều cùng quê, chơi rất thân với nhau, trốn nã vẫn ở cùng, nên nếu bắt Thương, sẽ đánh động đến Sơn. Thương đã về quê ăn Tết, trước sau gì, Sơn cũng xuất hiện.
Đúng như dự đoán, vài ngày trước Tết Giáp Ngọ, cảnh sát xác định Sơn đang bắt xe đò từ Đắk Lắk về Đà Nẵng. Để “đón lõng” kẻ trốn nã, các trinh sát rải quân tại những điểm đỗ dọc QL1A từ Quảng Nam đến Đà Nẵng và bến xe Trung tâm thành phố.
Thế nhưng trong lúc đang lên kế hoạch, trinh sát nhận được tin báo Sơn rất cáo già, đã “đánh hơi” được sự có mặt của công an nên nhảy xe xuống Gia Lai nhằm đánh lạc hướng, đồng thời điện báo cho Thương “không an toàn”. Nhận tin từ “đồng đội”, ngay trong đêm, Thương bắt xe dọc đường để lên Đăk Lăk. Phương án một thất bại.
Triển khai phương án hai, một nhóm trinh sát được cử lên Đắk Lắk. Không khó để xác định được nơi ở cụ thể của chúng, nhưng vì khu vực lẩn trốn đang “nóng” về các tệ nạn xã hội, nên lực lượng truy bắt không thể tiếp cận.
Phải sau hai ngày giả làm “con nghiện”, các trinh sát phối hợp cùng công an địa phương mới tiếp cận được khách sạn nơi Thương và Sơn vừa chọn lưu trú.
Đúng 20h ngày 17/1, khi cả hai đang “phê” ma túy, các trinh sát với còng số 8 trên tay ập vào tóm gọn để di lý về Đà Nẵng hội ngộ cùng đồng bọn.
Ngày 21/1, trước chiến công phá được vụ án bắt giữ người trái luật, Đại tá Nguyễn Văn Tưởng
Công an quận Thanh Khê đã có quyết định thưởng “nóng” cho tổ trinh sát.
Vụ việc tiếp tục được mở rộng điều tra.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%