Các nhà khoa học Anh và Ấn Độ vừa phát hiện hàm lượng thạch tín cao trong một số loại gạo có liên quan đến việc gia tăng bệnh ung thư.
![]() |
Những loại gạo có hàm lượng thạch tín cao được phát hiện ở Trung Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Pakistan. (Nguồn: thenews.com.pk) |
Phát hiện đáng báo động này được đăng trên Tạp chí báo cáo khoa học của Tập đoàn xuất bản khoa học tự nhiên ngày 22/7.
Lâu nay, lượng thạch tín tự nhiên có trong nước uống vẫn được xem là mối hiểm họa cho sức khỏe con người, đặc biệt là ở Bangladesh, nơi hàng triệu người uống nước giếng khoan từ những năm 70 của thế kỷ trước.
Thạch tín là một chất gây ung thư và gạo được cho là có chứa thạch tín ở mức độ cao hơn so với hầu hết các loại thực phẩm khác vì cây lúa được trồng trên đất có nước vốn là điều kiện tốt cho các chất gây ô nhiễm hấp thụ vào gạo.
Các nhà khoa học nhiều năm qua đã lo ngại về những loại gạo được trồng tại những vùng có nguồn nước ngầm bị nhiễm độc, song đây là lần đầu tiên họ tìm ra bằng chứng về mức độ nguy hiểm này.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Manchester ở Anh và Viện Sinh Hóa Ấn Độ ở Kolkata đã tiến hành một cuộc điều tra với sự giúp đỡ của hơn 400 dân làng ở vùng Tây Bengal của Ấn Độ.
Những người tình nguyện được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về lối sống, cũng như lượng gạo mà họ ăn hàng ngày.
Ngoài ra, những người này cung cấp mẫu gạo và mẫu nước tiểu của họ cho các nhà khoa học nghiên cứu. Những người tình nguyện này đến từ 3 khu vực khác nhau nhưng có cùng một chế độ ăn và địa vị kinh tế-xã hội như nhau.
Sau quá trình xét nghiệm mẫu nước tiểu và tìm kiếm các micronuclei (nhân nhỏ làm nhiệm vụ tạo ra hợp tử trong quá trình sinh sản tiếp hợp), các nhà khoa học nhận thấy sự gia tăng micronuclei diễn ra cùng với sự gia tăng lượng thạch tín có trong gạo ăn hàng ngày.
Trung bình những người tình nguyện tiêu thụ khoảng 0,5kg gạo mỗi ngày và sự gia tăng micronuclei xuất hiện thường xuyên ở những người tiêu thụ hơn 1kg gạo mỗi ngày (đặc biệt đối với mẫu gạo có hàm lượng 200 micrôgram thạch tín).
Điều đáng lo ngại là những loại gạo có hàm lượng thạch tín hơn 200 micrôgam/1 kg được phát hiện với tỷ lệ khá cao ở Trung Quốc, Bangladesh, Nhật Bản, Pakistan, thậm chí cả ở châu Âu và Mỹ.
Phát hiện này được coi là lời cảnh báo đối với những người hàng ngày sử dụng lúa gạo trồng trong khu vực nguồn nước nhiễm nhiều thạch tín. Trên toàn thế giới, có thể có tới hàng trăm triệu người đang trong hoàn cảnh này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài


-
7 ngày nữa, giáo viên đón tin vui được hưởng hàng loạt chính sách đặc biệt này
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Thống kê mới: Một ứng dụng Việt 'vượt mặt' Facebook, Messenger và TikTok, đó là?
-
15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ, số 1 nhiều người không biết mà hưởng




-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'
-
Quang Linh Vlogs giàu cỡ nào trước khi bị bắt?