Đôi khi những việc làm để sếp “hài lòng” lại trở thành những việc khiến sếp cảm thấy “khó chịu và muốn phát điên” lên mà bạn không hề hay biết đâu nhé.
Cẩn thận với những thói quen dễ khiến sếp 'phát điên' |
Nếu muốn sếp “hài lòng” thì bạn hãy điều chỉnh ngay những thói quen rất thường nhưng khiến sếp của bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí muốn sa thải bạn.
Nói dài, quanh co không vào chủ đề
Sếp của bạn vô cùng bận rộn với những kế hoạch, những cuộc họp quan trọng, và thời gian là vô cùng quý giá với họ. Vì vậy, khi bạn muốn trình bày một vấn đề gì đó, hãy đi thẳng vào trọng tâm vấn đề. Đừng quanh co, lòng vòng, bạn sẽ khiến họ cảm thấy cực kì khó chịu.
Những biểu hiện tiêu cực
Chẳng ai làm việc mà có thể suôn sẻ được cả, luôn có những sự cố xảy ra ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Nhưng nếu bạn để nó ảnh hưởng quá nhiều đến công việc, suy nghĩ và hành động của mình, bạn đã tự xây dựng cho mình một hình tượng tiêu cực trong mắt người khác. Sếp của bạn sẽ không hài lòng với điều này, và họ có thể sẽ cho bạn thôi việc để tránh làm ảnh hưởng đến những nhân viên khác.
Bạn cũng không nên có thái độ giận dữ, chán nản, buồn bã khi bị sếp phê bình về một việc gì đó, bởi công việc của họ không phải chỉ là suốt ngày cho bạn những lời khen. Nếu bạn có những thái độ tiêu cực khi nghe những lời phê bình từ sếp, có thể lần sau họ sẽ chẳng bao giờ nói cho bạn biết bạn đang yếu ở điểm nào, cần khắc phục những gì.
Trễ hạn tiến độ công việc
Công việc quá nhiều có thể khiến bạn không thể hoàn thành được đúng tiến độ. Đôi khi không thể hoàn thành công việc đúng hạn là việc vẫn có thể chấp nhận được, nhưng là trong trường hợp bạn đã báo cáo rõ ràng và đưa ra lí do chính đáng với sếp. Ngược lại, nếu bạn không báo trước về việc này, bạn sẽ gây một ấn tượng xấu nơi sếp của mình: không đáng tin cậy, không có tổ chức, chậm, thiếu trách nhiệm với công việc… và khiến sếp không còn tin tưởng bạn như trước.
Dám khẳng định chắc chắn những suy đoán
Dù có là nhân viên xuất sắc nhất cũng không thể luôn luôn đưa ra được câu trả lời chính xác trong mọi tình huống, và một người sếp giỏi cũng không đưa ra yêu cầu đó với nhân viên. Nếu bạn chưa đưa ra được câu trả lời, không dám khẳng định độ chính xác thì hãy thẳng thắn trình bày điều đó với sếp. Đừng bao giờ khẳng định bất cứ điều gì mà bạn chưa chắc chắn. Bởi nếu bạn khẳng định với sếp về những điều bạn chưa chắc chắn, họ có thể dựa vào thông tin đó mà đưa ra một quyết định hoặc tiến hành một dự án chỉ dựa trên suy đoán của bạn, thậm chí điều này còn ảnh hưởng khôn lường đến lợi ích của cả một tập thể.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%