Đúng thời khắc giao thừa, điện trong buồng giam của các phạm nhân nữ bỗng vụt tắt, kèm theo đó là tiếng hét: "Thầy ơi, thầy ơi".
Thượng tá Hoàng Minh Tân chia sẻ, năm nay là năm cuối ông phải trực Tết. |
Hơn chục năm công tác trong trại giam Quyết Tiến (Tuyên Quang) nhưng mỗi khi Tết sắp đến, đại úy Đinh Trọng Tuấn vẫn thường bảo không thể quên những năm tháng đón xuân nơi đây. Vị cán bộ tâm sự, những năm đầu mới về trại anh được nghe nhiều người đi trước kể về những tình huống và công việc khi phải trực.
Theo lời kể, cuối năm 1999, một số trại giam ở trại Quyết Tiến chưa được xây dựng và hoàn thiện. Đúng thời khắc giao thừa khi Chủ tịch nước đang đọc thư chúc Tết, một buồng giam nữ bỗng tắt phụt điện. Cả khu tối om, kèm theo đó là tiếng kêu la: "Thầy ơi, thầy ơi".
Tưởng các phạm nhân nữ xảy ra đánh nhau, Tuấn cùng một cán bộ tên Kiên huỳnh huỵch chạy xuống để giải quyết. Xác định rõ nguyên nhân chập điện, 2 cán bộ trẻ người cầm thang, người cầm đèn pin và tuốc-nơ-vít nhanh chóng đi khắc phục. Trong chốc lát, cả phòng phạm nhân nữ ai nấy lại reo hò trong niềm vui sướng.
Vào trại mỗi người mỗi hoàn cảnh nhưng thời khắc năm mới mới thấy rõ tình cảm của các phạm nhân dành cho nhau. Có những phạm nhân vào thụ án cả chục năm nhưng không một lần được người nhà lên mang bánh chưng hay quà cáp đến thăm. Song khi Tết về họ vẫn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các phạm nhân cùng buồng.
"Còn nhớ có lần đúng ngày mùng 1, tôi cùng một số cán bộ xuống trại thăm và chúc Tết các phạm nhân. Vừa gặp, có phạm nhân đã chạy đến ôm chầm và khóc nức nở", cán bộ Tuấn nói và cho hay khi hỏi ra mới biết người này do thiếu thốn tình cảm nên đã coi cán bộ trại giam nơi đây như ruột thịt của mình.
Là người có thâm niên trực Tết nơi chốn lao tù, trung tá Nguyễn Mạnh Hùng (cán bộ, đội phó đội quản giáo kiêm phụ trách giáo dục) phân trại K3 trại giam Quyết Tiến cho hay dịp này cán bộ đảm trách công việc trực cũng phải vất vả hơn những ngày thường rất nhiều. Ngoài việc phải tổ chức ăn uống đúng khẩu phẩn cho anh em phạm nhân, nghĩ ra các trò chơi để họ được vui xuân... cán bộ trực còn phải nắm rõ tâm lý của từng phạm để có cách động viên, xử lý cho kịp thời.
Trung tá Hùng bảo trong số các phạm nhân thì những phạm nhân chịu án dài cán bộ trực phải vất vả nhất. Theo lời kể, ở đây ngoài phạm nhân Phan Văn Tình liên tục đòi chết, Đinh Công Dụng ở Ninh Bình phạm 3 tội Giết người, Cướp tài sản và Hiếp dâm cũng liên tục đưa ra những yêu sách.
"Là người đã có vợ, con nhưng Dụng vẫn đi cặp bồ và gây ra vụ việc. Chịu mức án chung thân, tuy nhiên khi nhập trại tên này vẫn không chịu hối cải mà còn "làm trò" bằng những bức thư yêu cầu gửi về cho gia đình...", cán bộ phân trại nói và cho hay họ phải mất khá nhiều thời gian để động viên làm tư tưởng ổn định cho Dụng.
Nhiều người mang án chung thân nhưng khi lao động họ vẫn khá lạc quan và vui vẻ.
Thượng tá Hoàng Minh Tân (55 tuổi, trưởng phân trại K2, trại giam Quyết Tiến), người có số năm đón giao thừa trong trại giam nhiều nhất chỉ ra mỗi cán bộ trực phải nắm bắt được những điểm yếu của phạm nhân mới có thể cảm hóa và thuyết phục được họ chấp hành án tốt. "Chúng ta phải nắm được con đường dẫn họ đến phạm tội, hiểu được hoàn cảnh gia đình hay quan tâm đến họ việc nhỏ nhất cũng đủ để chúng ta quy phục cho dù dù phạm nhân có ngổ ngáo đến mấy", thượng tá Tân nói.
Trưởng phân trại chia sẻ, những năm gần đây dịp Tết đến ông đặc biệt quan tâm đến các hoạt động vui chơi giải trí và vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, các phạm nhân có bệnh liên quan đến bệnh đường ruột đều được cán bộ y tế tiên liệu trước để chuẩn bị sẵn phác đồ điều trị, nếu xảy ra chuyện. "Đã có trường hợp phạm nhân ăn quá nhiều đồ của người nhà gửi lên dẫn đến phải đi cấp cứu...", ông giám thị phân trại kể.
Hàng chục năm trực trại dịp Tết, thượng tá Tân bảo đó là khoảng thời gian ông phải chịu những lời "trách yêu" của người vợ nơi quê nhà. Để bù đắp và động viên tinh thần cho vợ con, thường trước thời khắc giao thừa ông đã đi "săn" các câu chúc Tết dí dỏm gửi về. Và năm nay, vị cán bộ này đã kịp tranh thủ về ít ngày để sửa sang cửa nhà.
Bên cạnh những nỗi buồn phải xa gia đình, trưởng phân trại bảo ông cũng tìm được niềm vui khi gặp lại được những người từng thụ án nơi đây quay về trại chúc Tết. "Năm nay có lẽ cũng là năm cuối tôi trực vì đã đến tuổi về hưu. Hy vọng những kí ức đó sẽ còn theo tôi những tháng năm sau này...", vị thượng tá nói với giọng buồn buồn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn