Cán bộ tiêm nhầm nước cất thay vắc-xin cho 60 bé mầm non ở Đồng Tháp bị điều chuyển công tác. Rất may, đây là dung dịch hồi chỉnh nên không nguy hiểm đến sức khỏe trẻ.
![]() |
Cán bộ tiêm nhầm nước cất thay vắc-xin cho 60 trẻ bị điều chuyển công tác (Ảnh minh họa) |
Ngày 27/10, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết đã nhận được thông tin về vụ tiêm nhầm nước cất thay vì vắc-xin cho 60 trẻ mầm non ở Đồng Tháp. Sự việc xảy ra tại trường Mầm non Sao Mai (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) vào ngày 14-10. Vắc-xin được tiêm là dạng phối hợp sởi-rubella. Cán bộ y tế đã nhầm lẫn dung dịch hồi chỉnh (nước cất để pha vắc-xin) là vắc-xin nên đã lấy để tiêm cho trẻ.
Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Viện Pasteur TP HCM đã xuống tận nơi tìm hiểu và giải quyết sự việc. Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đã thừa nhận có thiếu sót trong chiến dịch tiêm chủng sởi-rubella tại Trường Mầm non Sao Mai. Sau sự cố này, cán bộ tiêm nhầm cũng đã được điều chuyển sang một vị trí khác.
Theo báo cáo của Sở Y tế Đồng Tháp, sự nhầm lẫn này là do cán bộ tiêm chủng yếu tay nghề. Khi lấy vắc-xin để tiêm, thấy các ống dung dịch hồi chỉnh, cán bộ tiêm chủng cứ nghĩ đó là vắc-xin mà không để ý các lọ nằm ở đáy phích. Cán bộ y tế cứ thế lấy dung dịch hồi chỉnh tiêm cho khoảng 60 trẻ. Ngay sau đó, sự nhầm lẫn đã được phát hiện khi cán bộ giám sát kiểm tra. 60 trẻ bị tiêm nhầm dung dịch hồi chỉnh này cũng đã được tiêm lại vắc xin sởi-rubella.
Theo ông Phu, đây là lần đầu tiên xảy ra sự việc nhầm lẫn như thế. Việc tiêm lại vắc-xin sởi-rubella cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu. Đến nay, tình trạng sức khỏe của cả 60 trẻ được tiêm lại vắc-xin đều tốt, ổn định, không có bất thường nào.
Ngay sau khi xảy ra sự việc nhầm lẫn này, ngày 27-10, Bộ Y tế đã ra công văn khẩn yêu cầu các địa phương tăng cường công tác an toàn tiêm chủng để đảm bảo chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng. Đồng thời tập huấn lại cho tất cả đội ngũ tiêm chủng, cán bộ tham gia khám sàng lọc, sơ cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng.
Vắc-xin sởi-rubella là vắc-xin phối hợp để phòng đồng thời hai bệnh sởi và rubella. Đây là vắc-xin sống, giảm độc lực. Vắc-xin được đóng gói dạng bột đông khô, có màu vàng trắng kèm theo lọ dung dịch pha hồi chỉnh. Vắc-xin phối hợp sởi-rubella phải được pha hồi chỉnh trước khi sử dụng. Vắc-xin đóng gói dưới dạng lọ thủy tinh 10 liều/lọ. Dung môi được đóng 5ml/lọ. Loại vắc-xin sởi-rubella sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng năm 2014-2015 do hãng Serum Institute (Ấn Độ) sản xuất. Vắc-xin này đạt tiêu chuẩn tiền kiểm định của Tổ chức Y tế Thế giới, do Liên minh toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ kinh phí, Quĩ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) mua và cung ứng cho Việt Nam. Vắc-xin đã được sử dụng tại hàng chục nước trên thế giới.
Hiện khoảng 5 triệu trẻ đã được tiêm vắc-xin sởi-rubella, kết quả cho thấy vắc-xin đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương


-
Phòng ngừa đột quỵ và nhồi máu não rất đơn giản: 3 chỉ số không được quá cao, 1 bệnh không được bỏ qua và 6 điều không được xem nhẹ
-
Thời gian ngủ tốt nhất cho từng nhóm tuổi, bạn có ngủ đúng cách không?
-
Bác sĩ nói: Hành vi dễ gây ung thư dạ dày nhất là không phải ăn đồ cay, mà là làm 4 điều này trong thời gian dài
-
Bị bệnh sởi một lần rồi có thể bị mắc lại nữa không?




-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'
-
Quang Linh Vlogs giàu cỡ nào trước khi bị bắt?
-
Tỉnh nào sở hữu mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam?
-
Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025
-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?
-
Khánh Ly nói về căn nhà mua chung với Trịnh Công Sơn: 'Thực ra, tôi không bao giờ muốn trở lại nơi đó nữa'