Măng vốn là thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho cơ thể và được sử dụng để nấu cùng với nhiều món ăn. Tuy nhiên, măng cũng chứa nhiều độc tố nên cần phải biến chế biến.
Cách chế biến măng tránh độc tố gây hại sức khỏe |
Măng là một trong những loại thực phẩm rất có giá trị. Trong măng có chứa ít lipid, đường, chất béo nhưng lại chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, măng còn có nhiều tác dụng khác như trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng, làm giảm cholesterol trong máu.
Tuy nhiên, theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, độc tố trong măng là cyanide. Đây là gỗ axit có khả năng biến đổi thành acid cyanhydric gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng. Hàm lượng cyanide trong măng tươi là cao nhất, khoảng 230 mg trong một kg măng củ. Kinh nghiệm của nhiều bà con miền núi cho thấy: không phải măng nào cũng độc; măng đắng độc hơn măng thường; măng tươi độc hơn măng khô. Vì vậy, dù với bất kể loại măng nào, các bạn cần nên nhớ những cách chế biến dưới đây để tránh độc tố từ măng đem lại.
Độc tố có trong măng nhiều hay ít là khác nhau do từng loại măng khác nhau.
- Với măng thường, khi mua về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, hoặc xé nhỏ thành sợi, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
- Với măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, bạn có thể đem chế biến món ăn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
- Với các loại măng đắng, măng độc nên ngâm bằng nước vôi trong; luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
- Khi chế biến làm măng khô, trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên chần lại bằng nước nóng hoặc luộc lại càng tốt.
Lưu ý: Những người bị đau nhức, cơ thể mệt mỏi, người suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, sốt rét, người vừa ốm dậy hay người có đường tiêu hóa không tốt… thường được khuyên nên hạn chế đưa măng vào thực đơn hàng ngày, bởi chất độc trong măng làm bệnh tăng thêm. Không nên lạm dụng ăn nhiều măng và cần chú ý chế biến kỹ trước khi ăn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%